• SỬ DỤNG ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ RƠI LẮNG ĐÁNH GIÁ TỐC ĐỘ XÓI MÒN, SUY THOÁI ĐẤT VÀ HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN ĐẤT TẠI TÂY NGUYÊN

SỬ DỤNG ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ RƠI LẮNG ĐÁNH GIÁ TỐC ĐỘ XÓI MÒN, SUY THOÁI ĐẤT VÀ HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN ĐẤT TẠI TÂY NGUYÊN

Xem các bài khác
Số trang của bài
40-46
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

SỬ DỤNG ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ RƠI LẮNG ĐÁNH GIÁ TỐC ĐỘ XÓI MÒN, SUY THOÁI ĐẤT VÀ HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN ĐẤT TẠI TÂY NGUYÊN

Tên tác giả
Trình Công Tư , Phan Sơn Hải
Category
Monthly Journal
Title

Using fallout radio-nuclides to assess soil erosion, land degradation and the effectiveness of soil conservation measures in Central Highlands

Author
Trinh Cong Tu, Phan Son Hai
Tóm tắt

Thông qua phân tích mật độ tồn lưu các đồng vị Be-7 và Cs-137 trong đất tại 28 điểm thuộc tỉnh Lâm Đồng và 90 điểm thuộc Lưu vực hồ thủy điện Hàm Thuận tỉnh Ninh Thuận; Lưu vực Buôn Yông và Lưu vực hồ Ea Kao tỉnh Đăk Lăk cho thấy: Đất rừng tự nhiên có tốc độ xói mòn thấp nhất, với 2,1 - 2,2 tấn/ha/năm. Đất trồng cây hàng năm có tốc độ xói mòn cao nhất, với 31,0 tấn/ha/năm. Đất trồng cây lâu năm có tốc độ xói mòn 15,3 - 27,5 tấn/ha/năm. Xói mòn kéo theo sự sụt giảm các yếu tố dinh dưỡng cần thiết. Tổn thất hàng năm do xói mòn trên đất trồng sắn và lúa nương là: 2.366,4 - 2.550,0 kg OM; 134,3 - 144,8 kg N; 107,9 - 116,3 kg P2 O5 ; 41,8 - 45,0 kg K2 O. Thêm vào đó, hệ thống thoát nước của lưu vực và các hồ chứa bị suy giảm chất lượng và tuổi thọ do hậu quả của bồi lắng trầm tích. Kỹ thuật canh tác ngang dốc hoặc theo đường đồng mức; trồng xen cây phủ đất; thiết kế các băng cây phân xanh chắn ngang dốc; tạo và duy trì bồn trũng quanh gốc cây công nghiệp dài ngày... là những biện pháp canh tác đơn giản nhưng mang lại hiệu quả khá cao trong việc bảo vệ đất chống xói mòn tại vùng Tây Nguyên.

Abstract

Soil erosion and land degradation were assessed at 28 sites on land use systemsand at 90 sites within 3 catchments in Central Highlands by using fallout radio-nuclides Be-7 and Cs-137. Soil erosion rates varied in a wide range and depended significantly on the slope, crops, farming practices and soil conservation measures. Forest land has the least soil erosion rates, ranging between 2.1 and 2.2 t ha-1 y-1. Annual crops land has the highest soil erosion rates, with 31.0 t ha-1 y-1. Perennial crop land has soil erosion rates in the range of 15.3 t ha-1 y-1 and 27.5 t ha-1 y-1. Soil erosion results in losing surface soil and nutrients such as OM, N, P2 O5 and K2 O every year. Generally, lost nutrient quantities due to soil erosion are proportional to erosion rates. Cassava and upland rice land lost a large amount of nutrients, up to 2,366.4 - 2,550.0 kg OM; 134.3 - 144.8 kg N; 107.9 - 116.3 kg P2 O5 ; 41.8 - 45.0 kg K2 O. Owing to soil erosion, sediment was deposited in drainage of the catchment and in reservoirs. Consequently, the drainage capacity was reduced and the frequency of flooding increased during rainy season. Farming across of slope or contour; using cover crops; making hedgerows of legumes; creating small basins around trees perennial... are simple practices but high effect in protecting the soil from erosion in the Central Highlands.

Từ khoá / Keywords

Xói mòn
thoái hóa
lưu vực
dinh dưỡng
erosion; degradation; catchment; nutrient