• KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC TÁO PHÙ HỢP TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔ HẠN TẠI TỈNH NINH THUẬN

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC TÁO PHÙ HỢP TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔ HẠN TẠI TỈNH NINH THUẬN

Xem các bài khác
Số trang của bài
31-37
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC TÁO PHÙ HỢP TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔ HẠN TẠI TỈNH NINH THUẬN

Tên tác giả
Mai Văn Hào, Phan Công Kiên, Nguyễn Văn Chính, Phạm Trung Hiếu, Trần Thị Hồng, Nguyễn Văn Sơn, Phạm Mỹ Liên
Category
Monthly Journal
Title

Study on cultivation technical measures for jujube in arid conditions of Ninh Thuan province

Author
Mai Van Hao, Phan Cong Kien, Nguyen Van Chinh, Pham Trung Hieu, Tran Thi Hong, Nguyen Van Son, Pham My Lien
Tóm tắt

Mặc dù cây táo được coi là cây trồng đặc thù của tỉnh Ninh Thuận nhưng các nghiên cứu về canh tác cây táo tại địa phương vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt là các giải pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện khô hạn vốn được coi là một trong những trở ngại rất đáng kể tại địa phương. Bài viết này đề cập đến tác động của 8 loại chế phẩm phun lá cho cây táo bao gồm Flower 94, Kali Boron, NDX- Superphos, Haifa Map, Nyro 0.01SL, Multi K Gold, Canxi Bo, Huco cùng với kỹ thuật khoanh cành đến năng suất và chất lượng cây táo. Kết quả cho thấy các loại phân Multik Gold, Hugo và Kali Boron làm tăng khả năng đậu quả và khối lượng quả dẫn đến năng suất tăng lên đáng kể, (tương ứng là 65,8 tấn/ha, 61,5 tấn/ha và 59,6 tấn/ha) với độ ngọt ở mức khá cao (hàm lượng TSS của quả táo tương ứng 12,1, 11,9 và 11,9 độ Brix). Với kỹ thuật khoanh cành, áp dụng vào thời điểm cây táo ra hoa rộ, tỷ lệ đậu quả và năng suất cũng được cải thiện tương đối rõ (52 tấn/ha so với 23,5 tấn/ha ở công thức đối chứng, không tác động) mặc dù khối lượng quả có xu hướng thấp hơn chút ít (70,8 - 72,2 g/quả so với 79,6 g/quả ở công thức đối chứng).

Abstract

Though considered as a specific crop of Ninh Thuan province, studies on cultivation for jujube are still very limited, especially technical solutions suitable for arid conditions are considered as one of the very significant local obstacles. This paper focused on the effects of 8 types of foliar fertilizers including Flower 94, Potassium Boron, NDX-Superphos, Haifa Map, Nyro 0.01SL, Multi K Gold, Calcium Bo and Huco along with branches cincturing on the yield and quality of jujube. The results showed that the fertilizers Multi K Gold, Hugo and Potassium Boron increased fruit setting and fruit weight, leading to a significant increase in yield (65.8 tons/ha, 61.5 tons/ha, 59.6 tons/ha, respectively) with a relatively high sweetness (the TSS content of 12.1, 11.9 and 11.9 Brix degree, respectively). The Fruit setting ratio and fruit yield were also remarkably improved when applied cincturing technique at fully blooming (the yield of 52 tons/ha compared to 23.5 tons/ha of the control) although the fruit weight tended to be slightly lower (70.8 - 72.2 g/fruit versus 79.6 g/fruit of the control).

Từ khoá / Keywords

Cây táo
kỹ thuật canh tác
khoanh cành
phân bón la
Jujube
cultivation techniques
cincturing
foliar fertilizer