• ƯƠNG GIỐNG TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) THEO CÔNG NGHỆ BIOFLOC Ở CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU

ƯƠNG GIỐNG TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) THEO CÔNG NGHỆ BIOFLOC Ở CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU

Xem các bài khác
Số trang của bài
118- 124
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

ƯƠNG GIỐNG TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) THEO CÔNG NGHỆ BIOFLOC Ở CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU

Tên tác giả
Trần Ngọc Hải, Trần Nguyễn Duy Khoa, Nguyễn Văn Hòa, Châu Tài Tảo
Category
Monthly Journal
Title

Rearing freshwater prawn postlarvae (Macrobrachium rosenbergii) in biofloc system at different stocking densities

Author
Tran Ngoc Hai, Tran Nguyen Duy Khoa, Nguyen Van Hoa, Chau Tai Tao
Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm tìm ra ảnh hưởng của mật độ lên tỷ lệ sống và năng suất của tôm càng xanh giai đoạn ương giống theo công nghệ biofloc. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức với các mật độ khác nhau lần lượt là 400, 600, 800, và 1.000 con/m3 . Tôm giống có khối lượng 0,015 g/con, bể ương 1 m3 , ở độ mặn 5‰, sử dụng rỉ đường để tạo biofloc với tỷ lệ C/N = 15. Sau 30 ngày ương, tỷ lệ sống của tôm cao nhất ở nghiệm thức 400 con/m3(91,2 ± 0,8%) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với nghiệm thức 1.000 con/m3 , nhưng khác biệt  không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) so với 2 nghiệm thức còn lại. Năng suất của tôm cao nhất ở nghiệm thức 1.000 con/m3 (730 ± 9 con/m3 ) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) so với nghiệm thức 800 con/m3 , nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với 2 nghiệm thức còn lại. Kết quả cho thấy ương giống tôm càng xanh theo công nghệ biofloc ở nghiệm thức 800 con/m3 là tốt nhất.

Abstract

This study aimed to determine the effects of stocking density on the survival rate, and productivity of freshwater prawn postlarvae rearing in the biofloc system. The experiment consisted of four stocking densities including 400, 600, 800, and 1,000 ind./m3 in triplicate. Postlarvae were initially recorded at 0.015 g of body weight and were stocked in 1 m3 tank at 5‰ of salinity and C/N = 15 using molasses as a carbon source. After 30 days of rearing, the highest survival rate of postlarvae was recorded in 400 ind./m3 treatment (91.2 ± 0.8%), which was significantly higher than 1000 ind./m3 treatment (p < 0.05) but was not statistically different compared to the remaining treatments. Prawn productivity in 1,000 ind./m3 treatment was the highest (730 ± 9 ind./m3 ), which was not statistically different compared to 800 ind./m3 (p > 0.05) but significantly higher than remaining treatments (p < 0.05). The result suggested that rearing freshwater prawn postlarvae in the biofloc system at 800 ind./m3 and gave the best results.

Từ khoá / Keywords

tôm càng xanh
ương giống
biofloc
mật độ
biofloc
density
rearing freshwater prawn postlarvae