• ƯƠNG ẤU TRÙNG TÔM SÚ (Penaeus monodon) TỪ MYSIS 3 Ở CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU TRONG HỆ THỐNG CÓ VÀ KHÔNG CÓ BIOFLOC

ƯƠNG ẤU TRÙNG TÔM SÚ (Penaeus monodon) TỪ MYSIS 3 Ở CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU TRONG HỆ THỐNG CÓ VÀ KHÔNG CÓ BIOFLOC

Xem các bài khác
Số trang của bài
96-100
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

ƯƠNG ẤU TRÙNG TÔM SÚ (Penaeus monodon) TỪ MYSIS 3 Ở CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU TRONG HỆ THỐNG CÓ VÀ KHÔNG CÓ BIOFLOC

Tên tác giả
Châu Tài Tảo, Trần Ngọc Hải , Nguyễn Thanh Phương
Category
Monthly Journal
Title

Nursing black tiger shrimp (Penaeus monodon) larvae from third Mysis stage at different densities in biofloc and non-biofloc systems

Author
Chau Tai Tao, Tran Ngoc Hai and Nguyen Thanh Phuong
Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú ở các mật độ ương trong hệ thống có và không có biofloc. Nghiên cứu gồm 6 nghiệm thức với các mật độ 150, 200, 250 con/L ương trong hệ thống có và không có biofloc, bể ương tôm có thể tích 120 lít, độ mặn 30‰, sử dụng bột gạo để tạo biofloc với tỉ lệ C/N=12. Kết quả nghiên cứu cho thấy chiều dài trung bình ở giai đoạn PL15 của các nghiệm thức có biofloc (13,7±0,3 mm) lớn hơn khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức không có biofloc (12,2±0,3 mm), tỷ lệ sống và năng suất ở PL15 lần lượt là 74,4±3,2% và 146,6±7,4 con/L khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức không có biofloc. Vì vậy có thể kết luận ương ấu trùng tôm sú từ Mysis 3 trong hệ thống có biofloc cho thấy tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm tốt hơn các nghiệm thức không có biofloc. Nghiệm thức 200 con/L có biofloc là tốt nhất.

Abstract

The study aimed to determine the growth and survival of larvae and postlarvae tiger shrimp in the stocking density in the system with and without biofloc. The study included 6 treatments with densities of 150, 200, 250 larvae/liter in the system with and without biofloc. Experimental tank volume was 120 liter filled with water at salinity of 30‰ and using molasses to perform bioflocs at C/N=12. The result showed that the average length of treatment with biofloc at PL15 stage (13.7±0.3mm) in statistical significance (p0.05) were different from without biofloc one. In conclusion, nursing black tiger shrimp larvae from Mysis in biofloc system showed that the growth and survival rate of larvae and postlarvae was better than that without biofloc. The density of 200 larvae/liter with biofloc was the best treatment.

Từ khoá / Keywords

tôm sú
biofloc
mật độ
tỷ lệ sống
tăng trưởng
Tiger shrimp
biofloc
density
survival rate
growth