TUYỂN CHỌN CHỦNG VI SINH VẬT ĐỐI KHÁNG VI KHUẨN VÀ NẤM GÂY BỆNH ĐỐM LÁ TRÊN CÂY HOA HỒNG
TUYỂN CHỌN CHỦNG VI SINH VẬT ĐỐI KHÁNG VI KHUẨN VÀ NẤM GÂY BỆNH ĐỐM LÁ TRÊN CÂY HOA HỒNG
Selection of antagonistic microorganism against pathogenic bacteria and fungi causing rose leaf spot disease
Mục đích nghiên cứu này là tuyển chọn các chủng vi sinh vật đối kháng mạnh với tác nhân gây bệnh đốm lá trên cây hoa hồng. Từ bộ sưu tập 183 chủng vi sinh vật, 3 chủng đối kháng mạnh nhất được xác định gồm BST, HD-V22, HD-N12 với đường kính vòng đối kháng chủng kiểm định Pseudomonas sp. HDB-V11 lần lượt là 17,4; 17,9 và 18,1 mm và hiệu lực đối kháng chủng kiểm định Colletotrichum sp. HDT-N28 lần lượt là 79,6; 77,7 và 75,85%. Ba chủng này không đối kháng lẫn nhau và có tiềm năng ứng dụng cao. Dựa trên đặc điểm hình thái và phân tích trình tự gen 16S rDNA và ITS, 2 chủng vi khuẩn HD-V22 và BTS và chủng vi nấm HD-N12 lần lượt được định danh là Pseudomonas fluorescens HD-V22, Bacillus subtilis BST và Metarhizium anisopliae HD-N12. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để tạo chế phẩm vi sinh vật đối kháng ứng dụng kiểm soát sinh học hiệu quả bệnh trên cây hoa hồng.
This study was conducted to select microbial strains strongly antagonistic against rose leaf spot disease strains. Three strongest potential strains including BST, HD-V22, HD-N12 were selected from the collection of 183 microorganisms which had a diameter of inhibition zone against the pathogenic strain Pseudomonas sp. HDB-V11 of 17.4; 17.9; 18.1 mm and the efficacy against Colletotrichum sp. HDT-N28 of 79.6; 77.7; 75.85%, respectively. These three strains did not inhibit each other in the same medium, exhibiting high potential for application. Based on morphological characteristics, 16S rDNA and ITS gene sequence analysis, two bacterial strains HD-V22, BTS and the fungal strain HD-N12 were identified as Pseudomonas fluorescens HD-V22, Bacillus subtilis BST, Metarhizium anisopliae HD-N12, respectively. This result is the scientific basis to produce antagonistic microbial preparations as potential biological control against diseases on rose plants.