TỐI ƯU HÓA CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÍCH LY QUERCETIN TỪ VỎ HÀNH TÍM

Xem các bài khác
Số trang của bài
57-62
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

TỐI ƯU HÓA CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÍCH LY QUERCETIN TỪ VỎ HÀNH TÍM

Tên tác giả
Nguyễn Minh Thủy, Lê Thị Ngọc Huyền, Ngô Văn Tài, Nguyễn Phi Phương, Lê Thị Trinh Nguyên, Nguyễn Thị Trúc Ly, Nguyễn Thị Mỹ Tuyền ,Nguyễn Phú Cường
Category
Monthly Journal
Title

Optimization of extraction methods for quercetin from shallot skin

Author
Nguyen Minh Thuy, Le Thi Ngoc Huyen, Ngo Van Tai, Nguyen Phi Phuong, Le Thi Trinh Nguyen, Nguyen Thi Truc Ly, Nguyen Thi My Tuyen, Nguyen Phu Cuong
Tóm tắt

Các sản phẩm thải ra từ quá trình chế biến hành tím (đặc biệt là vỏ) có tiềm năng được sử dụng làm nguồn thực phẩm do hàm lượng chất xơ cao và các thành phần phenol như quercetin. Vỏ hành tím Vĩnh Châu, Sóc Trăng được sử dụng để nghiên cứu. Phương pháp phản ứng bề mặt được áp dụng để đánh giá quá trình trích ly quercetin từ vỏ hành tím. Các biện pháp trích ly bằng dung môi thông thường và trích ly có hỗ trợ siêu âm được thực hiện trong nghiên cứu này. Thiết kế thống kê được sử dụng để tối ưu hóa các biến gồm thời gian trích ly (22,9 - 37,1 phút) và nồng độ ethanol (57,9 - 72,1%). Mô hình bậc hai có ý nghĩa rất cao (P <0,05) cho biến đáp ứng. Sau khi tối ưu hóa mô hình nhiều biến, từ 15 g mẫu vỏ hành tím sấy khô, năng suất cao nhất của mỗi phương pháp có thể đạt được là: thời gian xử lý 32,38 phút ở 60o C và 65,65% ethanol cho quá trình trích ly trong dung môi thông thường; trong điều kiện hỗ trợ siêu âm 42 kHz, 490 W, các thông số tối ưu đạt được là nồng độ ethanol 66,21% trong 31,55 phút. Có thể thấy phương pháp trích ly có hỗ trợ siêu âm đã tỏ ra hiệu quả hơn so với trích ly thông thường, hàm lượng quercetin trong dịch trích đạt được tối đa là 4,26 mgQE/g, cao hơn khoảng 19% so với phương pháp trích ly trong dung môi thông thường.

Abstract

The waste products discharged from the shallot processing (especially shell) have the potential to be used as food sources due to high fiber content and phenolic components such as quercetin. Purple shallot waste from Vinh Chau, Soc Trang province was used for the study. Response surface methodology (RSM) was applied to evaluate the extraction of quercetin from shallot skin. The conventional solvent extraction and ultrasound assisted extraction were employed. Statistical design was used to optimize the extraction variables: extraction time (22.9 - 37.1 min), ethanol concentration (57.9 - 72.1%). The quadratic model was highly significant (P<0.05) for the response variable (quercetin). After optimizing for response, from 15 g sample of dried shallot skin, the highest yield of each method could be achieved: processing time 32.38 minutes at 60°C and 65.65% ethanol for extraction in conventional solvent, and 31.55 min for ultrasound assisted extraction using power of 42 kHz, 490 W with 66.21% ethanol. The most productive method was ultrasound assisted extraction, whose maximum yield was 4.26 mg QE/g and 19% higher than conventional solvent extraction.

Từ khoá / Keywords

Quercetin
tối ưu hóa
ultrasound
vỏ hành tím
Quercetin
shallot skin
ultrasound
optimization