• TÍNH BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC MÔ HÌNH SINH KẾ NÔNG HỘ VÙNG LŨ ĐÊ BAO KHÉP KÍN TỈNH AN GIANG

TÍNH BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC MÔ HÌNH SINH KẾ NÔNG HỘ VÙNG LŨ ĐÊ BAO KHÉP KÍN TỈNH AN GIANG

Xem các bài khác
Số trang của bài
95-104
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

TÍNH BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC MÔ HÌNH SINH KẾ NÔNG HỘ VÙNG LŨ ĐÊ BAO KHÉP KÍN TỈNH AN GIANG

Tên tác giả
Lâm Thành Sĩ, Châu Mỹ Duyên
Category
Monthly Journal
Title

Sustainability and economic efficiency of household livelihood systems at high-dyke areas in An Giang province

Author
Lam Thanh Si, Chau My Duyen
Tóm tắt

An Giang là tỉnh chịu ảnh hưởng đầu tiên và trực tiếp lũ hằng năm, lũ gây ra các rủi ro như gây ngập úng, thiệt hại sản xuất, hạn chế giao thông, xói lở và ảnh hưởng đến sinh kế hộ dân. Nghiên cứu sử dụng khung sinh kế bền vững (DFID, 1999) nhằm khám phá các yếu tố thúc đẩy và cản trở sinh kế của nông hộ, đồng thời so sách các nguồn lực sinh kế hộ trong đê và ngoài đê nhằm đề xuất những giải pháp cho cải thiện sinh kế nông hộ. Kỹ thuật tham vấn người am hiểu (KIP), thảo luận nhóm (FGD) và phỏng vấn hộ được sử dụng. 182 hộ dân trong và ngoài đê ở 02 huyện An Phú, Phú Tân và thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang được phỏng vấn. Công cụ thống kê mô tả và phân tích Anova sử dụng để thể hiện các chiến lược sinh kế, nguồn vốn sinh kế và tính tổn thương của chiến lược sinh kế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trong điều kiện hiện tại nông hộ có nguồn lao động dồi dào nhưng số người phụ thuộc nhiều tạo khó khăn trong chi phí sinh hoạt, trình độ học vấn ở mức thấp. Tuy nhiên, về vốn nguồn lực tự nhiên, diện tích sỡ hữu của các mô hình thì khác nhau khá lớn. Về mặt kinh tế, mức độ đa dạng nguồn thu nhập hộ không cao. Về vốn xã hội, tỷ lệ tham gia hội đoàn ở mức thấp làm hạn chế khả năng tiếp cận thông tin của hộ. Về vốn tài sản, nông hộ đa phần hài lòng về giao thông, thủy lợi, đê bao. Đối với 3 mô hình sinh kế chính thì có khác biệt ý nghĩa thống kê về hiệu quả kinh tế và mô hình nuôi trồng thủy sản là một mô hình triển vọng cho thu nhập hộ.

Abstract

An Giang is a province firstly and directly affected by floods which cause disasters such as flooding, production losses, traffic restrictions, erosion, and affect household livelihoods. The study used a sustainable livelihood framework (DFID, 1999) to explore factors that motivate and hinder the livelihoods of households, meanwhile comparing livelihood resources inside and outside the dike to propose solutions for improving household livelihoods. Key Informant Panel (KIP), Focus Group Discussion (FGD), and household interview methods were used. 182 households inside and outside the dyke in 2 districts of An Phu, Phu Tan, and Tan Chau Town, An Giang Province were interviewed. Descriptive statistical tools and Anova analysis were used to show livelihood strategies, livelihood resources, the vulnerability of livelihood strategies, and financial efficiency. The research results showed that, in the present conditions, the household had abundant labor resources but the number of dependents creating the difficulties in living costs and education levels of the household member was low. However, in terms of natural capital, the area of ownership of the models varied considerably. Financially, the diversity of household income sources was not high. Regarding social capital, the low participation rate of the association, it limited the household’s access to information. In terms of physical capital, most households satisfied with transportation, irrigation, and dykes. And among three main livelihood activities was having the statistically significant differences in financial efficiency and aquacultural production was a promising model for household’s income.

Từ khoá / Keywords

Biến đổi khí hậu
dễ tổn thương
vùng lũ
sinh kế
Climate change
vulnerability
flood area
livelihoods