THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT SAU KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI MỘT SỐ MỎ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI
THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT SAU KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI MỘT SỐ MỎ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI
Exploitation status and orientation of land use after mineral mining in Van Ban district, Lao Cai province
Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá thực trạng, tác động của hoạt động khai thác tại các mỏ khoáng sản trên địa bàn huyện Văn Bàn đến đời sống người dân. Huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai là nơi tập trung nhiều mỏ khoáng sản được phân bố rộng rãi trên địa bàn toàn huyện. Một số khoáng sản chính có trữ lượng lớn như Fenspat ở Hòa Mạc, Làng Giàng trữ lượng 14 triệu tấn quặng; Sắt tập trung ở mỏ lộ thiên Quý Xa trữ lượng 120 triệu tấn; Apatit ở xã Chiềng Ken, Sơn Thủy, Võ Lao và Văn Sơn trữ lượng 16,7 triệu tấn, ngoài ra còn có vàng, đá và cát xây dựng. Hoạt động của các mỏ khoáng sản đem đến những chuyển biến tích cực về cơ cấu ngành nghề, việc làm, thu nhập, song kèm theo đó là các vấn đề phát sinh như ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, an ninh trật tự. Định hướng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản tại 6 mỏ điển hình được đề xuất trên cơ sở quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau khai thác và phù hợp với điều kiện thực tế tại các mỏ, tập trung theo các hướng: phục vụ sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, đồng cỏ chăn nuôi, phát triển cơ sở hạ tầng, khu chôn lấp chất thải, hồ điều hòa và dự trữ nước.
The study aims to assess the current status and impact of mining activities at mineral mines on the community life in Van Ban district. Van Ban district, Lao Cai province is a place where many mineral mines are deposited and widely distributed throughout the district. Some major minerals have large reserves such as Feldspat in Hoa Mac, Lang Giang with the reserves of 14 million tons of ore; iron is concentrated in Quy Xa mine with a reserve of 120 million tons; apatite in Chieng Ken, Son Thuy, Vo Lao and Van Son with reserves of 16.7 million tons, in addition to gold, stone and construction sand. The exploitation activities of mineral deposits bring positive changes in the structure of industries, jobs, incomes, but accompanied by problems such as environmental pollution, social evils and security. The land use orientation after mining at 6 typical mines is proposed on the basis of improving the efficiency of land use after mining and in accordance with the actual conditions at the mines, focusing on the following directions: serving for agricultural production, afforestation, livestock grasslands, infrastructure development, waste burial areas, equable and supplying reservoirs.