• SỬ DỤNG CHỈ SỐ CẤU TRÚC QUẦN XÃ TẢO NỔI ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÚ DƯỠNG AO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI Ý YÊN, NAM ĐỊNH

SỬ DỤNG CHỈ SỐ CẤU TRÚC QUẦN XÃ TẢO NỔI ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÚ DƯỠNG AO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI Ý YÊN, NAM ĐỊNH

Xem các bài khác
Số trang của bài
99-107
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

SỬ DỤNG CHỈ SỐ CẤU TRÚC QUẦN XÃ TẢO NỔI ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÚ DƯỠNG AO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI Ý YÊN, NAM ĐỊNH

Tên tác giả
Nguyễn Thị Thu Hà, Phạm Trọng Tuấn, Đỗ Phương Chi, Đinh Tiến Dũng, Trịnh Quang Huy
Category
Monthly Journal
Title

Using phytoplankton community structure index to classify the eutrophication level of aquacultural ponds in Y Yen, Nam Dinh

Author
Nguyen Thi Ha, Pham Trong Tuan, Do Phuong Chi, Dinh Tien Dung, Trinh Quang Huy
Tóm tắt

Hiện tượng phú dưỡng là mối đe dọa nghiệm trọng đối với chất lượng nước và hoạt động của các hệ sinh thái dưới nước. Thành phần loài và cấu trúc quần xã tảo thể hiện sự thay đổi theo những thay đổi về lý hóa, sinh học và tình trạng dinh dưỡng của nước. Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá mức độ phú dưỡng tại các ao nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên cơ sở chỉ số cấu trúc quần xã tảo. Mẫu được thu ở 2 thời điểm (xuân, hè) trong hai năm (2019-2020) tại 15 ao NTTS, trong đó ao nuôi quảng canh chiếm 20%, bán thâm canh chiếm 33,3% và thâm canh chiếm 46,7%. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận 45 chi tảo thuộc 6 ngành, trong đó chiếm ưu thế là tảo lục (17 chi), tảo cát (11 chi) và tảo lam (9 chi) với mật độ tảo tổng số là 1.200 đến 12.200 tế bào/mL, và mùa hè cao hơn mùa xuân. Tảo lam chiếm ưu thế ở hầu hết các ao NTTS, trung bình chiếm 53,7%, trong đó ao nuôi thâm canh có tỷ lệ cao nhất, còn tảo lục và tảo cát lần lượt chiếm 17,6 và 19,9%. Chỉ số cấu trúc tảo (AI) trên tảo lam (CyI), tảo lục (ChI) và tảo cát (DI) trong ao NTTS cho thấy các ao đều ở mức phú dưỡng đến siêu phú dưỡng, và có tương quan với tình trạng dinh dưỡng thông qua các chỉ số chất rắn lơ lửng (TSS), TN, TP và tổng coliform (mức ý nghĩa 0,05).

Abstract

Eutrophication is a serious threat to water quality and the functioning of aquatic ecosystems. Species composition and structure of the algal community show variations according to changes in the physico-chemical and biological nature of the water and its trophic status. This study was conducted to assess the level of eutrophication of aquaculture ponds based on the algal community structure index. Samples were collected at two times (Spring and Summer) and in two years (2019 - 2020) in 15 aquaculture ponds, of which, extensive farming ponds accounted for 20%, semiintensive farming accounted for 33.3%, and intensive farming accounted for 46.7%. The results recorded 45 genera of algae belonging to 6 phyla, of which green algae (17 genera), diatoms (11 genera), and cyanobacteria (9 genera) are dominant, with a total density of 1,200 to 12,200 algae cells/mL, and the density in Summer is higher than in Spring. Green algae dominated in most aquaculture ponds, accounting for 53.7% on average, of which intensive culture ponds had the highest percentage, while green algae and diatoms accounted for 17.6 and 19.9%, respectively. Algae structure index (AI) on cyanobacteria (CyI), green algae (ChI), and diatoms (DI) in aquaculture ponds showed that the ponds were at eutrophic to hypertrophic levels and were correlated with nutritional status through indicators such as suspended solids (TSS), TN, TP and total coliform (at significant level of 0.05).

Từ khoá / Keywords

tảo nổi
phú dưỡng
ao thủy sản
chỉ số cấu trúc quần xã
eutrophication
phytoplankton
aquaculture pond
Community structure index