SỬ DỤNG CÂY BẢN ĐỊA TRONG TRỒNG RỪNG ĐỂ GIẢM THIỂU RỦI RO VÀ TĂNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
SỬ DỤNG CÂY BẢN ĐỊA TRONG TRỒNG RỪNG ĐỂ GIẢM THIỂU RỦI RO VÀ TĂNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Using native plants in afforestation to minimize risks and enhance adaptability to climate change
Nằm trong khuôn khổ dự án “Xây dựng mô hình cộng đồng ứng dụng giải pháp kỹ thuật để giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu” được Đại sứ quán Phần Lan tài trợ từ tháng 7/2014 đến tháng 6/2016, Viện Môi trường Nông nghiệp (IAE) đã tiến hành nghiên cứu sử dụng cây bản địa để xây dựng mô hình lâm nghiệp bền vững. Thông qua việc điều tra các loại cây cho gỗ và sản phẩm ngoài gỗ để trồng rừng tại xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh và phát huy vai trò của cộng đồng địa phương xuyên suốt từ khâu lựa chọn cây trồng, thiết kế, triển khai và giám sát mô hình lâm nghiệp bền vững, dự án đã đạt được các kết quả: (1) Lựa chọn được cây bản địa cho gỗ và sản phẩm ngoài gỗ để trồng rừng thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã đảo gồm cây Bứa (Garcinia oblongifolia Champ.) và cây Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss); (2) Gieo tạo thành công cây Bứa trong vườn ươm hộ gia đình; (3) Xây dựng thành công mô hình lâm nghiệp bền vững trồng hỗn giao cây Lát hoa và cây Bứa có 12 hộ nghèo tham gia với diện tích 8,0 ha. Tỉ lệ cây sống của 2 cây trồng đạt 90,5%
In the framework of the project “Building a community-based model of technological measure application to minimize risks and enhance adaptability to climate change” funded by the Embassy of Finland from July 2014 to June 2016, the Institute for Agricultural Environment (IAE) implemented a study on the use of native plants in building a sustainable forestry model. Through the survey of timber and non-timber tree species for afforestation in Ngoc Vung commune, Van Don district, Quang Ninh province, and promoting the role of local communities in tree selection, design and development and monitor of the sustainable plantation model, the obtained results were as follows: (1) Native plants were selected, suitable to afforestation adapting to climate change in island commune, including Garcinia oblongifolia and Chukrasia tabularis; (2) Successfully sowing to generate seedlings of Garcinia oblongifolia in household nurseries; (3) Building the sustainable forestry model planted Garcinia oblongifolia and Chukrasia tabularis with 12 poor households on an area of 8.0 ha. Survial rate of two trees in the model reached 90.5 %.