SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA HAI GIỐNG ĐẬU TƯƠNG TAMAHOMARE VÀ FUKUYUTAKA TRÊN ĐẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG
SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA HAI GIỐNG ĐẬU TƯƠNG TAMAHOMARE VÀ FUKUYUTAKA TRÊN ĐẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG
Evaluation of the growth, yield and quality of two soybean varieties Fukuyutaka and Tamahomare grown on rice land during Winter - Spring season in Chau Thanh district, An Giang province
Thí nghiệm được thực hiện vào vụ Đông Xuân 2019 - 2020 tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang nhằm xác định giống đậu tương Nhật có khả năng sinh trưởng tốt và cho năng suất cao trên đất chuyên canh lúa. Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên với hai giống đậu tương Tamahomare và Fukuyutaka và hai giống đối chứng MTĐ176 và AGS346. Kết quả thí nghiệm cho thấy giống đậu tương Fukuyutaka có thời gian sinh trưởng ngắn (82 ngày) và giống Tamahomare có thời gian sinh trưởng trung bình (88 ngày). Chiều cao cây trung bình (từ 30,4 - 31,4 cm), tỷ lệ quả 2 hạt cao (64,2 - 65,7%), tỷ lệ bị sâu đục quả gây hại thấp và năng suất của 2 giống này cao hơn so với các giống đối chứng. Tuy năng suất thực thu của giống Fukuyutaka (2,0 tấn/ha) không cao bằng giống Tamahomare (2,8 tấn/ha), nhưng có phẩm chất hạt nổi trội hơn với hàm lượng protein 28,0% và hàm lượng lipid 21,8% nên giống Fukuyutaka có tiềm năng cao trong canh tác luân canh với cây lúa.
The study was conducted during the Winter - Spring season of 2019 and 2020 in Chau Thanh district, An Giang province with the aim of determining the Japanese soybean varieties suitable for monocrop land (three rice seasons per year). The experiments were arranged in a completely randomized block design (CRBD) with two soybean varieties Tamahomare and Fukuyutaka and two control varieties MTD176 and AGS346. The results showed that the soybean variety Fukuyutaka had short growth duration (82 days) and the soybean variety Tamahomare had medium growth duration (88 days). The average plant height was 30.4 - 31.4 cm, the ratio of 2 seeds per pod was high (64.2 - 65.7%), less infection with Etiella zinckenella and the yield of these 2 studied soybean varieties was higher than that of MTĐ176 and AGS346 varieties. In addition, the yield of Fukuyutaka variety (2.0 tons per ha) was not as high as that of Tamahomare variety (2.8 tons per ha), but seeds of Fukuyutaka had the highest protein and lipid contents with 28.0% and 21.8%, respectively. It is proved that Fukuyutaka variety has great potential as a suitable variety for rotation cultivation on rice land.