• PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CÁC CHỦNG VI KHUẨN LACTIC CÓ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT EXOPOLYSACCHARIDE TỪ CÁC THỰC PHẨM LÊN MEN

PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CÁC CHỦNG VI KHUẨN LACTIC CÓ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT EXOPOLYSACCHARIDE TỪ CÁC THỰC PHẨM LÊN MEN

Xem các bài khác
Số trang của bài
109-115
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CÁC CHỦNG VI KHUẨN LACTIC CÓ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT EXOPOLYSACCHARIDE TỪ CÁC THỰC PHẨM LÊN MEN

Tên tác giả
Nguyễn Phú Thọ, Nguyễn Thị Tố Uyên, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Hoàng Quốc Khánh, Nguyễn Hữu Thanh
Category
Monthly Journal
Title

Screening and identification of lactic acid bacteria producing exopolysaccharides from fermented food

Author
Nguyen Phu Tho, Nguyen Thi To Quyen, Nguyen Thi Thanh Xuan, Hoang Quoc Khanh, Nguyen Huu Thanh
Tóm tắt

Exopolysaccharide được sản xuất từ vi khuẩn lactic là các polymer tự nhiên nhận được nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu vì các lợi ích mà nó mang lại cho hệ vi sinh vật đường ruột và tăng cường khả năng miễn dịch ở động vật. Để phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn lactic có khả năng sản xuất exopolysaccharide từ các sản phẩm lên men truyền thống, sáu mẫu sản phẩm lên men truyền thống đã được thu thập tại An Giang, Việt Nam. Kết quả đã phân lập được 19 dòng vi khuẩn lactic có khả năng sản xuất exopolysaccharide. Phân tích đa dạng di truyền cho thấy hệ số tương đồng dao động từ 0,58 đến 1 và các chủng vi khuẩn được phân thành 3 nhóm chính, dựa vào độ khác biệt về hệ gen. Trong số các chủng phân lập được, chủng L6 có khả năng sản xuất EPS cao nhất với hàm lượng đạt 5,72 g/L môi trường nuôi. Định danh bằng kỹ thuật sinh học phân tử dựa trên phân tích trình tự 16S rRNA và so sánh trình tự tương đồng với ngân hàng gen trên NCBI, kết quả cho thấy chủng L6 tương đồng 99,33% với chủng Lactobacillus plantarum strain MG26. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tiềm năng sử dụng chủng vi khuẩn phân lập được cho việc khai thác sản xuất exopolysaccharide ứng dụng trong chăn nuôi và thủy sản.

Abstract

Exopolysaccharides produced by lactic acid bacteria are natural polymers that are of great interest to researchers because of its benefits, such as stimulating beneficial gut microbiota and enhancing immunity in animals. To isolate and select strains of lactic bacteria capable of producing exopolysaccharides from traditional fermentation products, six samples of traditional fermented products were collected in An Giang, Viet Nam. 19 strains of lactic acid bacteria which were capable of producing exopolysaccharides were isolated. Among isolated strains, the strain L6 showed the highest ability to produce EPS with a yield of 5,72 g/L of the culture medium. The results of molecular identification based on 16S rRNA sequencing analysis and compared with other 16S rRNA gene sequences in GenBank by using the NCBI Basic Local Alignment Search Tools, nucleotide (BLASTn) program (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/BLAST/) verified that L6 strain showed 99.33% similarity to L. plantarum strain MG26. These results suggest the potential of using this strain to exploit exopolysaccharide production for applications in livestock and aquaculture.

Từ khoá / Keywords

Exopolysaccharide
vi khuẩn lactic
Lactobacillus plantarum
tăng cường hệ miễn dịch
Exopolysaccharides
Lactic acid bacteria
Lactobacillus plantarum
immuno stimulation