PHÂN LẬP VÀ SÀNG LỌC CÁC CHỦNG VI KHUẨN LACTIC CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG VI KHUẨN Vibrio parahaemolyticus, GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TUỴ CẤP TÍNH TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
PHÂN LẬP VÀ SÀNG LỌC CÁC CHỦNG VI KHUẨN LACTIC CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG VI KHUẨN Vibrio parahaemolyticus, GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TUỴ CẤP TÍNH TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
Isolation and screening of lactic acid bacteria that can antagonize Vibrio parahaemolyticus causing acute hepatopancreatic necrosis disease in whiteleg shrimp
Nghiên cứu nhằm sàng lọc chủng vi khuẩn lactic (LAB) có khả năng kháng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ chân trắng, đồng thời xác định độ mặn thích hợp cho sự phát triển của LAB. Các chủng LAB được phân lập từ ruột cá rô phi được thu ở 2 huyện Cầu Ngang và Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Các chủng LAB phân lập được kiểm tra các chỉ tiêu hình thái, sinh lý và sinh hoá, sau đó xác định khả năng đối kháng với vi khuẩn V. parahemolytycus bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch. Kết quả đã sàng lọc được 45 chủng LAB, trong đó có 3 chủng có khả năng kháng V. parahaemolyticus mạnh nhất với vòng tròn vô khuẩn tương ứng (18,7; 19,3 mm và 18,7 mm). Kết quả thử nghiệm độ mặn đã cho thấy 3 chủng LAB này phát triển tốt ở độ mặn 5 - 10‰ và phát triển chậm hơn ở nồng độ muối 25‰. Các chủng LAB phân lập có thể sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo để đánh giá sự ảnh hưởng của LAB trong phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở các nồng độ muối khác nhau.
The study aimed to select lactic acid bacteria (LAB) strains that can antagonize Vibrio parahaemolyticus for further studies on prevention of acute hepatopancreatic necrosis disease (AHPND) in shrimp and to determine the appropriate salt concentration for the development of LAB. LAB strains were isolated from the gut of Tilabia at Cau Ngang and Duyen Hai dictrict, Tra Vinh province. Isolated LAB strains were identified by using morphological, physiological and bio-chemical characteristics and then determined their antagonism toward V. parahaemolyticus by using agar well diffusion method. A total of 45 LAB strains were screened, of which, 3 strains R4, R5 and R19 had the biggest inhibition diameters (18.7; 19.3 and 18.7 mm, respectively). The result also showed that 3 LAB strains grew well at salinity of 5 - 10‰ and grew slowly at salinity of 25‰. These trains can be used for further studies to evaluate the effect of LAB in prevention AHPND in shrimp at different salt concentrations.