• NUÔI THÂM CANH TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) KẾT HỢP VỚI CÁ NÂU (Scatophagus argus) Ở MẬT ĐỘ KHÁC NHAU THEO CÔNG NGHỆ BIOFLOC

NUÔI THÂM CANH TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) KẾT HỢP VỚI CÁ NÂU (Scatophagus argus) Ở MẬT ĐỘ KHÁC NHAU THEO CÔNG NGHỆ BIOFLOC

Xem các bài khác
Số trang của bài
110-116
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

NUÔI THÂM CANH TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) KẾT HỢP VỚI CÁ NÂU (Scatophagus argus) Ở MẬT ĐỘ KHÁC NHAU THEO CÔNG NGHỆ BIOFLOC

Tên tác giả
Lý Văn Khánh , Lê Quốc Việt, Trần Nguyễn Duy Khoa, Trần Ngọc Hải, Cao Mỹ Án
Category
Monthly Journal
Title

Intensive culture of white leg shrimp (Liptopennaeus vannamei) with different densities of spotted scat (Scatophagus argus) in biofloc system

Author
Ly Van Khanh, Le Quoc Viet, Tran Nguyen Duy Khoa, Tran Ngoc Hai, Cao My An
Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định mật độ cá nâu thích hợp trong mô hình nuôi ghép với tôm thẻ chân trắng theo công nghệ biofloc (C : N = 12 : 1). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức ở 04 mật độ cá nâu khác nhau (0; 20; 30 và 40 con/m³) và mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng là 300 con/m3, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Bể nuôi có thể tích 0,5 m³, độ mặn 15‰, tôm thẻ và cá nâu được nuôi trong bể riêng, nước từ bể nuôi tôm thẻ chân trắng chảy tràn qua bể nuôi cá nâu và được bơm cấp lại bể nuôi tôm thẻ chân trắng. Kích thước trung bình tôm thẻ chân trắng và cá nâu bố trí lần lượt là 1,95 ± 0,21 g và 35,9 ± 5,20 g. Sau 9 tuần nuôi, các yếu tố môi trường nước nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng và cá nâu, đặc biệt TAN, nitrite và bioflocs ở nghiệm thức có cá nâu được cải thiện đáng kể so với đối chứng (p < 0,05). Tôm thẻ chân trắng kết hợp với cá nâu ở mật độ 30 con/m3 cho thấy tôm tăng trưởng tốt (20,9 g/con) và tỷ lệ sống (79,3%) cao hơn các nghiệm thức khác (p < 0,05). Tuy nhiên, năng suất, FCR, khối lượng, tốc độ tăng trưởng tôm ở tất cả các nghiệm thức không có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Abstract

The study aimed to determine the optimal stocking density of spotted scat in the integrated aquaculture system with white leg shrimp according to biofloc technology (C : N = 12:1). The experiment was arranged in a completely randomized design with 4 different stocking densities of spotted scat (0; 20; 30 and 40 inds/m3 ) and the culture density of white leg shrimp was 300 fish/m³, each treatment was repeated 3 times. The culture tank had a volume of 0.5 m³, salinity of 15‰; white leg shrimp and spotted scat were raised in a separate tank; the water from the white leg shrimp tank overflew through the spotted scat tank and was pumped back to the white leg shrimp tank. The initial size of white leg shrimp and spotted scat were 1.95 ± 0.21 g and 35.9 ± 5.20 g, respectively. After 9 weeks of rearing, the water parameters were in an acceptable range for the development of shrimp and fish, especially TAN and nitrite and floc performance in treatments with spotted scat were significantly improved compared to the control (p < 0.05). Shrimps stocked with spotted scat at 30 ind./m³ showed better performance (20.9g/ind) and survival rate (79.3 %) than others. However, no significant difference in productivity, FCR, SGR of shrimp was observed among treatments (p > 0.05).

Từ khoá / Keywords

Cá nâu
Tôm thẻ chân trắng
biofloc
mật độ
Spotted scat
White leg shrimp
density
biofloc