• NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ HÓA HỌC ĐẤT PHÙ SA CANH TÁC LÚA DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐÊ BAO NGĂN LŨ Ở HUYỆN CHÂU PHÚ - TỈNH AN GIANG

NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ HÓA HỌC ĐẤT PHÙ SA CANH TÁC LÚA DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐÊ BAO NGĂN LŨ Ở HUYỆN CHÂU PHÚ - TỈNH AN GIANG

Xem các bài khác
Số trang của bài
92-96
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ HÓA HỌC ĐẤT PHÙ SA CANH TÁC LÚA DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐÊ BAO NGĂN LŨ Ở HUYỆN CHÂU PHÚ - TỈNH AN GIANG

Tên tác giả
Trần Bá Linh, Trần Sỹ Nam , Mitsunori Tarao , Phù Quốc Toàn , Nguyễn Quốc Khương
Category
Monthly Journal
Title

Physical and chemical properties of alluvial soil cultivating rice under the impact of flood prevention dike in Chau Phu district, An Giang province

Author
Tran Ba Linh, Tran Sy Nam, Mitsunori Tarao, Phu Quoc Toan, Nguyen Quoc Khuong
Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá đặc tính lý, hóa học đất phù sa thâm canh lúa dưới tác động của đê bao tại xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Đề tài thực hiện thu 64 mẫu đất nguyên thủy và xáo trộn ở trong và ngoài đê trên đất phù sa. Mẫu đất được lấy ở tầng Ap (0 - 15 cm) và tầng Bg (15 - 30 cm). Kết quả phân tích cho thấy, đất phù sa trong và ngoài đê được phân loại đất sét pha thịt, Gleyic Fluvisols theo FAO/UNESCO. Độ nén dẽ ở tầng Bg của đất ở ngoài đê cao hơn đất ở trong đê, với dung trọng lần lượt là 1,29 g/cm3 và 1,14 g/cm3 . Ngoài ra, độ xốp, tính thấm và lượng nước hữu dụng ở tầng Bg của đất phù sa trong đê thấp hơn ngoài đê. Canh tác lúa trong đê dẫn đến tích tụ muối hòa tan cao hơn so với canh tác ngoài đê, nhưng EC vẫn nằm trong ngưỡng tối ưu cho cây lúa phát triển. Trong khi đó pH, khả năng trao đổi cation và hàm lượng đạm tổng số khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa đất phù sa trong đê và ngoài đê.

Abstract

The study was carried out to evaluate the physical and chemical properties of the alluvial soil for intensive rice cultivation under the impact of flood prevention dike in Vinh Thanh Trung commune, Chau Phu district, An Giang province. The project collected 64 undisturbed and disturbed alluvial soil samples inside and outside the dike. Soil samples were collected at 2 horizons in each rice field Ap layer (0 - 15 cm) and Bg layer (15 - 30 cm). The results showed that the soil texture inside and outside the dike is classified as silty clay, Gleyic Fluvisols according to FAO/ UNESCO. The compactness of the Bg layer inside the dike is higher than that outside dike. Indeed, the bulk density of the Bg layer is 1.29 g/cm3 and 1.14 g/cm3 for inside dike and outside dike, respectively. As a result, the soil porosity, soil permeability and soil water availability of the Bg layer inside the dike are lower than those outside the dike. Rice cultivation inside the dike results in a higher accumulation of soluble salts than outside the dike, but EC is still within the optimal range for rice growth. Meanwhile, pH, cation exchange capacity and total nitrogen content are not statistically significant between inside and outside the dike.

Từ khoá / Keywords

đất phù sa
tính chất vật lý và hóa học
Canh tác lúa
đê bao ngăn lũ
huyện Châu Phú
tỉnh An Giang
alluvial soil
physical and chemical properties
Rice cultivation
flood prevention dike
Chau Phu district
An Giang province