NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT VÀ THỬ NGHIỆM PHÂN BÓN NPK NHẢ CHẬM BỌC LƯU HUỲNH THEO LỚP DINH DƯỠNG CHO CÂY LÚA
NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT VÀ THỬ NGHIỆM PHÂN BÓN NPK NHẢ CHẬM BỌC LƯU HUỲNH THEO LỚP DINH DƯỠNG CHO CÂY LÚA
Research, production and testing of slow-release sulfur-coated NPK fertilizer for rice plants
Nhằm khắc phục những hạn chế do hiệu suất sử dụng phân bón thấp, chi phí nhân công cao, bón phân không cân đối v.v., việc sản xuất phân bón hỗn hợp nhả chậm là một hướng đi có triển vọng. Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm phân hỗn hợp NPK bọc lưu huỳnh (S) nhả chậm là kết quả hợp tác giữa Viện Thổ nhưỡng Nông hóa và Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam từ năm 2020 - 2021. Lưu huỳnh được xử lý làm màng bọc có tác dụng giúp phân NPK có độ phân giải chậm phù hợp với nhu cầu hấp thụ dinh dưỡng của cây theo các giai đoạn, cung cấp bổ sung thêm nguyên tố trung lượng S trong đất để hạn chế quá trình nitrat hóa - khử nitrat, giảm thiểu sự thất thoát đạm trong quá trình sử dụng. Nghiên cứu tính toán tỷ lệ phối trộn các chất dinh dưỡng trong các lớp bọc phù hợp với các thời kỳ bón phân cho cây lúa và đã xây dựng được quy trình sản xuất phân bón NPK nhả chậm bọc S ở quy mô phòng thí nghiệm. Đã thử nghiệm tính chậm tan của phân bón trong cốc nước và xác định lượng hòa tan và lượng dinh dưỡng được giải phóng theo thời gian phù hợp với các thời kỳ bón phân cho cây lúa.
In order to overcome the limitations due to low fertilizer efficiency, high labor costs, unbalanced fertilization, etc., the production of slow-release compound fertilizer is a promising direction. Research and trial production of slowrelease sulfur-coated NPK fertilizer has been the achievement of cooperation between the Soils and Fertilizers Research Institute and Vietnam Institute of Industrial Chemistry since 2020 - 2021. Treated sulfur as a coating film helps NPK fertilizers have a slow release in accordance with the nutrient absorption needs of plants in different stages, providing additional medium S element in the soil to limit nitrification - denitrification process, minimizing nitrogen loss during use. The study calculated the mixing ratio of nutrients in the coatings in accordance with with the fertilizing periods for rice and set up a process for producing slow-release S-coated NPK fertilizer at the laboratory scale. It also tested the slow release of fertilizer in a cup of water and determined the amount of released dissolution and nutrients over time in accordance with the fertilizer periods for rice plants.