NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN HOM GIỐNG CÂY CÂU ĐẰNG (Uncaria macrophylla)
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN HOM GIỐNG CÂY CÂU ĐẰNG (Uncaria macrophylla)
Study on technical measures for cutting propagation of Uncaria macrophylla
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng, loại hom và thành phần giá thể đến khả năng bật chồi, ra rễ của hom cây Câu đằng (Uncaria macrophylla Wall) trong điều kiện vườn ươm tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Cây Câu đằng được bố trí thí nghiệm từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2020. Các thí nghiệm được tưới nước đầy đủ, duy trì độ ẩm 60 - 70%, bầu ươm có kích thước: 13 cm × 18 cm và được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại. Thí nghiệm ảnh hưởng của loại hom Câu đằng bao gồm hom non, hom bánh tẻ và hom già, các hom dài từ 20 đến 30 cm (có 2 mắt ngủ). Kết quả nghiên cứu cho thấy, dùng hom bánh tẻ của cây Câu đằng để nhân giống tốt hơn hom non và hom già. Thí nghiệm ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng IBA cho thấy nồng độ IBA 2,0% có ảnh hưởng tốt nhất đến tỷ lệ bật chồi và tỷ lệ ra rễ của hom. Thí nghiệm ảnh hưởng của giá thể bao gồm công thức: G0: 100% đất rừng (đối chứng); G1: 50% đất rừng + 50% cát sông; G2: 40% đất rừng + 40% cát sông + 20% xơ dừa; G3: 40% đất rừng + 30% cát sông + 20% xơ dừa + 10% phân chuồng hoai. Kết quả cho thấy, giá thể công thức G3 là giá thể tốt nhất; tỷ lệ bật chồi đạt 85,06%; tỷ lệ ra rễ đạt 63,35%; chiều dài chồi 28,52 cm; số rễ/cây là 8,48 rễ đo sau 120 ngày giâm hom.
This paper presents the effects of growth regulators, cuttings and substrate composition on the ability of Uncaria macrophylla to sprout and root in nursery conditions in Ba Thuoc district, Thanh Hoa province. The study was experimentally arranged from March to September 2020. The experiments were fully watered, maintained at 60 - 70% humidity, incubator size: 13 cm × 18 cm and arranged in a completely randomized block design with 3 replications. The experiment on the effects of Uncaria macrophylla cuttings including young branches, twigs and hardwood branches with a length of 20 - 30 cm (with 2 dormant shoots). The results showed that using young twigs for propagating was better than young and hardwood branches. The experiment on the effect of growth regulator IBA showed that the concentration of IBA 2.0% had the best effect on the budding rate and rooting rate of cuttings. The experiment on the effect of the substrate included formula (G0): 100% forest soil (control); formula (G1): 50% forest soil + 50% river sand; formula (G2): 40% forest soil + 40% river sand + 20% coconut fiber; formula (G3): 40% forest soil + 30% river sand + 20% coir + 10% manure. The results showed that the formula (G3): 40% forest soil + 30% river sand + 20% coconut fiber + 10% farmyard manure was the best substrate; budding rate reached 85.06%; rooting rate reached 63.35%; shoot length 28.52 cm; numb er of roots/plant was 8.48 measured after 120 days of planting.