• NGHIÊN CỨU LƯU GIỮ CÁC MẪU GIỐNG SÂM VIỆT NAM BẰNG CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO

NGHIÊN CỨU LƯU GIỮ CÁC MẪU GIỐNG SÂM VIỆT NAM BẰNG CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO

Xem các bài khác
Số trang của bài
158 - 164
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

NGHIÊN CỨU LƯU GIỮ CÁC MẪU GIỐNG SÂM VIỆT NAM BẰNG CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO

Tên tác giả
Khuất Thị Mai Lương , Lê Hà Minh , Đinh Văn Phê, Lê Hùng Lĩnh
Category
Monthly Journal
Title

Maintenance of Vietnamese ginseng samples by plant cell culture technology

Author
Khuat Thi Mai Luong, Le Ha Minh, Dinh Van Phe, Le Hung Linh
Tóm tắt

Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong việc duy trì, lưu giữ và phát triển các loài cây dược liệu quan trọng. Trong nghiên cứu này, các mẫu giống sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu, sâm Vũ Diệp và tam thất hoang được tiến hành lưu giữ bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào. Kết quả đã hoàn thiện được quá trình lưu giữ bắt đầu từ giai đoạn mô sẹo đến hình thành cây con hoàn chỉnh có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện in vitro. Môi trường MS + 0,5 mg/L 2,4-D thích hợp cho cảm ứng tạo mô sẹo từ mô chồi mầm và MS + 1,0 mg/L 2,4-D thích hợp cho cảm ứng tạo mô sẹo từ mô củ các mẫu sâm nghiên cứu. Tỷ lệ phôi soma tạo thành cao nhất trên môi trường MS + 1,0mg/L 2,4-D + 1mg/L NAA + 0,5mg/L TDZ trên mẫu sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu và sâm Vũ Diệp. Riêng đối với mẫu tam thất hoang nồng độ TDZ giảm xuống 0,3mg/L đạt hiệu quả tạo thành phôi soma cao nhất. Môi trường tối ưu cho sự nảy mầm và phát triển của phôi thành cây con là MS + 0,5 mg/L NAA + 1,0 mg/L BA. Cây con hoàn chỉnh các mẫu sâm lưu giữ được nuôi cấy trên môi trường SH1/2 + 1,0 mg/L NAA + 0,2 mg/L BA + 0,2 g/L than hoạt tính thích hợp cho sự sinh trưởng và ra rễ của cây con với củ micro.

Abstract

Tissue cuture techniques have been widely used in the maintenance and development of important medicinal plants. At the present, Vietnamese wild ginsengs are at risk from over exploitation, which needs to be conserved. In this study, Ngoc Linh ginseng, Lai Chau ginseng, Panax bipinatifidus and Panax stipuleanatus samples were maintained by cell culture technology. The maintaining process was completed from callus stage to plant regeneration with good growth ability during in vitro. The medium MS + 0.5 mg/L 2.4-D was suitable for callus induction from rhizome and MS + 1 mg/L 2.4-D was suitable for callus induction from root of Vietnamese ginseng. The highest frequency of somatic embryo was generated on MS + 1 mg/L 2.4-D + 1 mg/L NAA + 0.5 mg/L TDZ from Ngoc Linh ginseng, Lai Chau ginseng, Panax bipinatifidus. The highest frequency of somatic embryo from Panax stipuleanatus was generated on medium MS + 1 mg/L 2.4-D + 1 mg/L NAA + with 0.3 mg/L TDZ. The optimal medium for germination embryos into plantlet was MS + 0.5 mg/L NAA + 1 mg/L BA. The medium SH1/2 + 1 mg/L NAA + 0.2 mg/L BA + 0.2 g/L with active charcoal was suitable for the in vitro growth of plantlets.

Từ khoá / Keywords

in vitro
nuôi cấy mô
sâm Lai Châu
Sâm Ngọc Linh
in vitro
Lai Chau ginseng
Ngoc Linh ginseng
tissue culture