NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT PHƠI HẠT CA CAO THÍCH HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN TÂY NGUYÊN

Xem các bài khác
Số trang của bài
69-74
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT PHƠI HẠT CA CAO THÍCH HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN TÂY NGUYÊN

Tên tác giả
Phạm Văn Thao , Phan Thanh Bình, Võ Văn Thắng
Category
Monthly Journal
Title

Study on suitable drying technique for cocoa bean at central Highland condition

Author
Pham Van Thao, Phan Thanh Binh, Vo Van Thang
Tóm tắt

Hạt ca cao sau khi lên men cần được phơi hoặc sấy để giảm độ ẩm xuống còn 7 – 7,5 % trước khi đưa vào bảo quản. Các thí nghiệm được tiến hành trong vụ thu hoạch ca cao năm 2013 - 2014. Nguyên liệu là hạt ca cao đã được lên men một phần hoặc đầy đủ theo đúng quy trình lên men hạt ca cao. Thí nghiệm đánh giá các phương pháp phơi khác nhau, về độ dày lớp phơi và thời gian đảo trộn đã được tiến hành. Kết quả cho thấy rằng phương tiện phơi thích hợp nhất cho việc phơi hạt ca cao là phơi hạt ca cao trên giàn phơi (có mái che di động) sử dụng hiệu ứng nhà kính với độ dày lớp phơi là 4 cm và đảo trộn 2 lần/ngày cho chất lượng hạt ca cao tốt nhất, với pH hạt khô > 5,25, hàm lượng vỏ 12,70 %, điểm số lên men đạt 780 điểm và hương thơm ca đạt 4,84 điểm.

Abstract

Cocoa beans after fermentation should be dried to reduce the moisture content down to 7 to 7.5% before putting into storage. The experiments were conducted during cocoa harvesting crop 2013-2014. The raw cocoa beans used for experiment were fully fermented or partially fermented. The evaluation of different techniques of exposure, the exposed film thickness and mixing time was investigated. Results showed that drying cocoa beans on the exposure rigs (mobile roofed) used greenhouse effect with beans layer thickness 4 cm and mixing 2 times/day was recorded the highest quality with pH > 5,20, shell content 12,70%, CTS 780 points and flavor 4,84 points, respectively.

Từ khoá / Keywords

Kỹ thuật phơi
lên men
Ca cao
Drying technique
fermentation
cocoa bean