Nghiên cứu khả năng chấp nhận hệ thống tưới tự động TRONG CANH TÁC lúa thông minh ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Nghiên cứu khả năng chấp nhận hệ thống tưới tự động TRONG CANH TÁC lúa thông minh ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Adopt model of automatic irrigation system in smart rice farming in the Mekong Delta
Nông nghiệp thông minh (CSA) ứng dụng kết nối vạn vật (Internet of things - IoT) là một xu thế sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu. Bài viết này trình bày tính ưu việt và đánh giá khả năng nhân rộng của hệ thống IoT trong canh tác lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nhiệt độ không khí, nhiệt độ đất, ẩm độ không khí, cường độ ánh sáng và mực nước trên ruộng là những thông số được thu thập và tích hợp trong hệ thống IoT. Số liệu thu thập được lưu trữ, truy xuất, cho phép xử lý và phân tích nhằm dự báo và khuyến cáo các can thiệp kỹ thuật thông minh trong canh tác lúa. Mô hình ADOPT với những hợp phần bản chất hệ thống IoT, đặc điểm nông dân ứng dụng IoT, hiệu quả và lợi ích của IoT và tính tiện dụng của IoT trong canh tác lúa được sử dụng để mô phỏng khả năng chấp nhận và phát triển kỹ thuật IoT trong canh tác lúa thông minh ở ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ thuật IoT rất hữu ích so với canh tác lúa truyền thống về tính tiện lợi và hiệu quả tài chính. Tỷ lệ nông dân chấp nhận ứng dụng sử dụng IoT có thể đạt tới 90% trong thời gian hơn 15 năm. Sự chấp nhận này tùy thuộc vào những yếu tố và giải pháp can thiệp liên quan đến IoT và người sử dụng.
Climate smart agriculture (CSA) using Internet of Things (IoT) is an adaptive production trend to climate change. This article presents the superiority and evaluates the scalability of the IoT system in rice farming in the Mekong Delta. Parameters including air temperature, soil temperature, air humidity, light intensity and water level in the rice field were collected and integrated in the IoT system. Then, collected data was stored, retrieved, processed and analyzed to predict and recommend smart technical interventions in rice farming. The ADOPT model with components of IoT features, IoT application farmers’ characteristics, IoT efficiency and benefits, and IoT usability in rice farming was employed to simulate the acceptability and development of IoT technology for smart rice farming in the Mekong Delta. Study results showed that IoT technology is very useful compared to traditional rice farming in terms of convenience and financial efficiency. The rate of farmers adopting applications of using IoT could reach 90% within 16 years. This acceptance depends on factors and interventions related to IoT and users.