• NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN GIÁ THỂ MẠ KHAY PHỤC VỤ CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT LÚA Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN GIÁ THỂ MẠ KHAY PHỤC VỤ CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT LÚA Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Xem các bài khác
Số trang của bài
75-79
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN GIÁ THỂ MẠ KHAY PHỤC VỤ CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT LÚA Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Tên tác giả
Phan Thị Thanh, Nguyễn Trọng Khanh, Dương Xuân Tú, Nguyễn Văn Khởi, Đỗ Thế Hiếu, Nguyễn Thị Anh, Chu Anh Tiệp
Category
Monthly Journal
Title

Study on tray seedling substrate for mechanization in rice production in Red River Delta

Author
Phan Thi Thanh, Nguyen Trong Khanh, Duong Xuan Tu, Nguyen Van Khoi, Do The Hieu, Nguyen Thi Anh, Chu Anh Tiep
Tóm tắt

Chất lượng mạ khay đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của việc áp dụng cấy máy trong sản xuất lúa. Nghiên cứu này đánh giá 3 công thức giá thể mạ khay: CT1 là giá thể do địa phương tự sản xuất, CT2 là giá thể mạ do nhà sản xuất Kubota sản xuất, CT3 là giá thể thử nghiệm do nhóm tác giả đề xuất. Công thức giá thể mạ khay CT3 được làm từ trấu + phân gà + chế phẩm vi sinh Trichoderma ủ mục, sau đó phối trộn với phân NPK và đất bột. Giá thể CT3 có thể chủ động tại chỗ, công thức phối trộn dễ áp dụng, giá thành rẻ hơn CT2 từ 4.000 - 5.000 đồng/khay mạ. Công thức CT3 cho cây mạ sinh trưởng đều (17,9 cm ± 0,57 ở vụ Xuân, 18,8 cm ± 0,59 ở vụ Mùa), thời gian lưu mạ trên khay dài hơn từ 15 - 17 ngày mà không cần bổ sung dinh dưỡng. Giá thể CT3 có độ dẻo, thích hợp cho cấy máy, tỷ lệ mất khoảng thấp (5,6% trong vụ Xuân, 5,3% trong vụ mùa). Áp dụng phương pháp mạ khay CT3 vào canh tác giống lúa LTh31 cho năng suất cao hơn so với công thức CT1 từ 5,3 tạ/ha (vụ Xuân) đến 4,8 tạ/ha (vụ Mùa), hiệu quả kinh tế cao hơn CT1 và CT2 từ 1.472.900 - 4.931.000 đồng/ha trong vụ Xuân và 1.311.900 - 5.121.000 đồng/ha trong vụ Mùa. Kết quả của nghiên cứu này góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất mạ khay, thúc đẩy cơ giới hóa sản xuất lúa vùng Đồng bằng sông Hồng.

Abstract

The quality of tray seedlings plays an important role in the success of transplanting machine application in rice production. In this study, 3 tray seeding substrate formulas were tested: CT1 was a locally made substrate; CT2 was a seeding substrate manufactured by Kubota company; CT3 was an organic seeding substrate proposed by the authors. The organic tray seeding substrate formula (CT3) was made from rice husk + chicken manure + probiotics Trichoderma compost, then mixed with NPK fertilizer and powdered soil. The CT3 seeding substrate was locally available. The mixing formula was easy to apply. The seeding substrate in CT3 had a price cheaper than CT2 from 4,000 - 5,000 VND per tray. CT3 formula could give seedlings to grow uniformly (17.9 cm ± 0.57 in the spring crop season and 18.8 cm ± 0.59 in the summer crop season). The time for seedlings keeping on the tray was from 15 to 17 days without additional nutrition. The formula CT3 was flexible and suitable for the use of mechanization in production; the hill loss rate was low (5.6% in the spring crop season and 5.3% in the summer crop season). The application of the seeding substrate in CT3 for cultivating LTh31 rice variety could give higher yield compared to the formula CT1 from 0.53 metric tons/ha (spring crop season) to 0.48 metric tons/ha (summer crop season). It brought higher economic efficiency than CT1 and CT2 by 1,472,900 - 4,931,000 VND/ha in the spring crop and 1,311,900 - 5,12121 VND/ha in the summer crop. The results of this study helps to complete the procedures for seedling tray production and to promote the mechanization of rice production in Red River Delta.

Từ khoá / Keywords

lúa
giá thể mạ khay
máy cấy
cơ giới hóa
rice
seedling tray substrate
transplanting machine
mechanization