NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ LÚA NẾP KHẨU HỐC CỦA NGƯỜI H’MÔNG TẠI HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ LÚA NẾP KHẨU HỐC CỦA NGƯỜI H’MÔNG TẠI HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU
Study on rice production status and consumption market of Khau Hoc sticky rice variety of ethnic minority people in Tan Uyen district, Lai Chau province
Nghiên cứu hiện trạng sản xuất và thị trường sản phẩm nếp Khẩu Hốc thực hiện trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu cho thấy: Khẩu Hốc là giống lúa nếp đặc sản bản địa của dân tộc H’Mông, được gieo trồng từ rất lâu đời trên nương rẫy - nơi có độ cao trên 1.000 m tại xã Nậm Sỏ. Giống lúa Khẩu Hốc được canh tác nhờ nước trời, có nhiều đặc điểm quý cần được bảo tồn (Hạt gạo to dài, trắng bóng không bạc bụng, xôi rất dẻo, đậm). Đây là giống lúa chất lượng cao, rất được ưa chuộng và có giá trị trên thị trường (35 - 40 nghìn đồng/kg gạo). Về đặc điểm hình thái, có dạng hình cây cao, bản lá to, cứng, chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận ở địa phương. Tuy nhiên, tập tục canh tác còn rất lạc hậu, phương thức quảng canh, chất lượng giống và diện tích ngày một giảm, khả năng thương mại hóa hạn chế, chủ yếu vẫn là tự sử dụng trong gia đình (60%), chỉ 40% được bán ra thị trường
The study on rice production status and consumption market of Khau Hoc sticky rice variety of ethnic minority people in Tan Uyen district, Lai Chau province showed that Khau Hoc is an indigenous specialty rice variety of H’Mong ethnic group and has been being grown for long time in Nam So commune where the altitude is over 1,000 m. Khau hoc rice variety is cultivated in rainfed area and has many precious characteristics that need to be preserved (grain shape is bold and long with white kernel, no chalkiness, soft and sticky steamed rice). This variety has high quality and is very popular and valuable in the market (35 - 40 thousand VND/kg hulled grains). The variety has high height, large and hard leaves; resistant to pests and unfavorable weather conditions. However, farming practices are still very backward, extensive methods; the quality of seed and area are decreasing, commercialization capacity limitation; 60% of rice quantity is used in family and only 40% is used for sale.