• NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN NGUỒN GEN MƯỚP THU THẬP Ở CÁC TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM BẰNG CHỈ THỊ SSR

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN NGUỒN GEN MƯỚP THU THẬP Ở CÁC TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM BẰNG CHỈ THỊ SSR

Xem các bài khác
Số trang của bài
115-120
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN NGUỒN GEN MƯỚP THU THẬP Ở CÁC TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM BẰNG CHỈ THỊ SSR

Tên tác giả
Lê Thị Thu Trang, Lã Tuấn Nghĩa, Trần Thị Minh Hằng, Hoàng Thị Huệ, Đàm Thị Thu Hà
Category
Monthly Journal
Title

Genetic diversity evaluation of luffa collected from some provinces of Northern Vietnam using SSR markers

Author
Le Thi Thu Trang, La Tuan Nghia, Tran Thi Minh Hang, Hoang Thi Hue, Dam Thi Thu Ha
Tóm tắt

102 chỉ thị SSR đã được sử dụng để nghiên cứu đa dạng di truyền của 108 mẫu giống mướp thu thập ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam; trong đó có 50 chỉ thị cho các băng ADN đa hình. Kết quả cho thấy tổng số alen phát hiện tại 50 locut là 196 alen khác nhau với trung bình là 3,92 alen/locut, 7 alen đặc trưng ở 5 locut. Hệ số đa hình di truyền (PIC) dao động từ 0,49 (ZJULM70) đến 0,85 (ZJULM13) với giá trị trung bình là 0,69. Hệ số tương đồng di truyền giữa các mẫu giống dao động trong khoảng từ 0,47 đến 0,87. Ở hệ số tương đồng di truyền 0,60 thì 108 mẫu giống mướp chia thành 4 nhóm. Nhóm I gồm 30 mẫu giống có hệ số tương đồng di truyền dao động từ 0,65 đến 0,87. Nhóm II gồm 38 mẫu giống và chia thành 2 nhóm phụ: nhóm phụ II-a gồm 30 mẫu giống có hệ số tương đồng di truyền từ 0,67 đến 0,86 và nhóm phụ II-b gồm 8 mẫu giống có hệ số tương đồng di truyền từ 0,66 đến 0,78. Nhóm III gồm 23 mẫu giống có hệ số tương đồng di truyền từ 0,62 đến 0,75. Nhóm IV gồm 17 mẫu giống còn lại có hệ số tương đồng di truyền cao nhất là 0,82. Các kết quả thu được trong nghiên cứu này rất có ý nghĩa trong công tác bảo tồn và chọn tạo giống mướp ở Việt Nam.

Abstract

102 SSR markers were used to study genetic diversity of 108 luffa accessions collected from some provinces of Northern Vietnam. The results revealed that the total number of alleles detected at 50 loci was 196 with an average of 3.92 alleles per locus; 7 unique alleles at 5 loci were revealed. Polymorphic information content (PIC) values varied from 0.49 (ZJULM70) to 0.85(ZJULM13) with an average of 0.69. In addition, genetic similarity coefficients of 108 luffa accession ranged from 0.47 to 0.87. At a genetic similarity coefficient of 0.60; 108 luffa accessions were divided into four groups based on analysis of genetic relationships. Group I comprised 30 luffa accessions with genetic similarity coefficient ranging from 0.65 to 0.87. Group II consisted of 38 luffa accessions divided into 2 sub-groups: Sub-group IIa comprised 30 luffa accessions with genetic similarity coefficient ranging from 0.67 to 0.86 and sub-group IIb comprised 8 luffa accessions with genetic similarity coefficient ranging from 0.66 to 0.78. Group III consisted of 23 luffa accessions with genetic similarity coefficient ranging from 0.62 to 0.75. Group IV consisted of 17 luffa accessions with the highest genetic similarity coefficient of 0.82. Thus, the results are valuable information for luffa conservation and breeding program in Vietnam.

Từ khoá / Keywords

Cây mướp
đa dạng di truyền
chỉ thị SSR
Luffa aegyptiaca
genetic diversity
SSR marker