NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA CÁC DÒNG/GIỐNG ĐẬU NÀNH BẰNG CHỈ THỊ ISSR
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA CÁC DÒNG/GIỐNG ĐẬU NÀNH BẰNG CHỈ THỊ ISSR
Study on genetic diversity of soybean varieties/lines by ISSR markers
Nghiên cứu về đa dạng di truyền là một trong những bước đầu trong việc cải thiện giống cây trồng. Trong nghiên cứu này, chỉ thị phân tử ISSR được sử dụng để đánh giá đa dạng di truyền của 120 dòng/giống đậu nành đang được lưu giữ trong ngân hàng giống của Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả khuếch đại từ 10 chỉ thị phân tử ISSR cho được tổng cộng 89 phân đoạn, trong đó có 79 phân đoạn đa hình, chỉ số PIC của các mồi ISSR dao động từ 0,06 đến 0,25 và hệ số tương đồng từ 0,55 - 0,91. Sự đa dạng di truyền tương đối cao và 120 dòng/giống đậu nành chia được thành 7 nhóm chính và một số phân nhóm. Đây là thông tin rất có giá trị cho cơ sở chọn các cặp bố mẹ khác nhau để phát triển các giống đậu nành ưu việt cho tương lai.
Genetic diversity research is one of the first steps in improving crop varieties. In this study, the ISSR molecular markers were used to evaluate the genetic diversity of 120 soybean varieties/lines maintained at Can Tho University genebank. The PCR products of 10 ISSR markers regenerated 89 bands, including 79 polymorphic ones. The analysis showed that PIC index of ISSR primers was ranged from 0.06 to 0.25 and the similarity coefficient was 0.55 - 0.91. The genetic diversity was relatively high and 120 soybean varieties/lines were divided into 7 main groups and few subgroups. This is very valuable information for selection of different parent pairs to develop superior soybean varieties in the future.