NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHÂN CHUỒNG VÀ ĐẠM VÔ CƠ ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VÀ DƯ LƯỢNG NITRAT TRONG RAU XÀ LÁCH VÀ CÀ CHUA
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHÂN CHUỒNG VÀ ĐẠM VÔ CƠ ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VÀ DƯ LƯỢNG NITRAT TRONG RAU XÀ LÁCH VÀ CÀ CHUA
Effect of nitrogen and manure use on growth, yield, quality and nitrate residue in Lettuce and Cucumber
Kết quả nghiên cứu đăng tải trong bài báo này cho thấy lượng phân chuồng và phân đạm sử dụng trong canh tác rau có tác động rõ rệt đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng và dư lượng Nitrat trong rau xà lách và dưa chuột. Khi tăng lượng phân chuồng và phân đạm, các yếu tố cấu thành năng suất xà lách và dưa chuột cũng tăng rõ rệt nhưng khi không bón phân chuồng hoặc bón lượng quá cao 15 tấn/ha đối với xà lách; 20 tấn/ha đối với dưa chuột cũng như khi không bón phân đạm hoặc bón ở lượng 120 kg/ha đối với xà lách; dưa chuột là 250 kg/ha, năng suất đều giảm. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của rau xà lách đạt tối đa khi bón 10 tấn phân chuồng + 90 kgN hoặc 15 tấn phân chuồng + 90 kgN; đối với dưa chuột, năng suất đạt tối đa khi bón 20 tấn phân chuồng + 150 kgN hoặ bón 10 tấn phân chuồng + 150 kgN. Các chỉ tiêu chất lượng của rau xà lách như tỷ lệ phần ăn được đạt cao nhất khi không bón phân chuồng, khối lượng vật chất khô đạt cao nhất khi bón 120 kg N/ha trên nền 15 tấn phân chuồng. Với dưa chuột, hàm lượng chất khô và hàm lượng đường đều đạt cao nhất khi bón 150 kgN trên nền 20 tấn phân chuồng và 200 kgN trên nền 0 và 10 tấn phân chuồng; hàm lượng vitamin C đạt cao nhất khi bón bón 10 tấn phân chuồng và 200 kg N/ha. Ngoại trừ khi bón ở lượng 15 tấn phân chuồng + 120 kgN/ha đối với xà lách và 250 kg N/ha (với cả 3 mức bón phân chuồng) đối với dưa chuột, các mức bón kết hợp khác đều có mức dư lượng Nitrat trong nông sản thấp hơn mức cho phép. Việc sử dụng phân chuồng hoai mục dường như không để lại dư lượng trong nông sản.
The research findings in this paper indicated that the amount of manure and nitro fertilizers had a significant impact on growth, yielding, quality and nitrate residue in lettuce and cucumber. The amount of fertilizer required for optimum growth of lettuce was 10 tonnes + 90 kg N/ ha; for cucumber was 10 tons of manure + 200 kgN or 20 tons of manure + 150 kgN/ ha. When increasing the amount of manure and nitro fertilizer, the yield components of lettuce and cucumbers also increased markedly. However, the over use of manure (15 tonnes/ ha for lettuce and 20 tonnes/ ha for cucumber), as well as the no nitro application or applied with the amount of 120 kgN / ha for lettuce or 250kgN/ ha for cucumber brought negative effect on crop yield. Both maximum theoretical and true yield of lettuce obtained when applied 10 tons of manure + 90 kgN/ ha or 15 tons of manure + 90 kgN/ ha; for cucumber, yielding was maximized when using 20 tons of manure + 150kgN/ha or 10 tons of manure + 150kgN/ ha. The quality indicators of lettuce such as the ratio of used parts was the highest when no manure applied while dry matter weight reached highest when using 15 tons manure + 120N/ ha. Study on cucumber showed that dry matter and sugar content were highest when using 150kgN on the base of 20 tonnes of manure and 200kgN on the base of 0 and 10 tons of manure. The highest vitamin C content obtained when applying 10 tones of manure and 200kg N/ ha. Except as fertilizing with the amount of 15 tons of manure + 120 kg to 250 kgN/ ha for lettuce and 250kgN/ ha plus with all 3 levels of manure for cucumbers, other levels fertilizing treatments did not cause the contamination of Nitrate at higher residue level regulated by MARD. The use of manure seemed not cause residue of nitrate in both lettuce and cucumber.