NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÂY CHE BÓNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA MỘT SỐ LOÀI SÂU HẠI CHỦ YẾU TRÊN CHÈ TẠI PHÚ THỌ
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÂY CHE BÓNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA MỘT SỐ LOÀI SÂU HẠI CHỦ YẾU TRÊN CHÈ TẠI PHÚ THỌ
Effects of shading trees on the population of some main pests on tea in Phu Tho province
Một số cây trồng xen trong vườn chè có tác dụng che bóng cho cây chè, giữ ẩm, giữ nhiệt cho đất, chống xói mòn đất, quản lí cỏ dại. Sử dụng muồng lá nhọn làm cây che bóng cho chè với mật độ 250 cây/ha có tác dụng làm giảm mật độ rầy xanh, bọ trĩ và nhện đỏ hại chè. Cây che bóng còn ảnh hưởng đến khối lượng, đến thành phần cơ giới búp chè, khối lượng trung bình của lá 1 tăng 1,52%; khối lượng lá 2 tăng 2,63% và khối lượng lá 3 tăng 2,29% so với cây chè ở nơi không có cây che bóng, mật độ búp đạt 1756,5 búp/m2 /năm, qua đó làm năng suất chè tăng 7,07%.
Many plant species are identified as multipurpose intercropping trees on tea field, such as providing shade, preserving soil moisture and temperature, preventing soil erosion, and weed management. In the study, Indigofera teysmannii was used as shading trees in the tea field with the density of 250 trees per hectare. This cropping practice reduced the population of leafhopper, thrips, and red mite on the tea field. The tested species also influenced the physical composition of tea bud materials, which increased the weight of the 1st leaf, 2nd leaf, and 3rd leaf by 1.52%, 2.63%, and 2.29%, respectively, compared to the control of no shading trees. The tea bud density in the intercropping field was also improved, reached to 1756.5 bud/m2 , resulting to an increased yield of 7.07%.