MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ CHO VIỆC XÂY DỰNG XÃ NÔNG THÔN MỚI BỀN VỮNG Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ TỈNH ĐĂK LĂK
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ CHO VIỆC XÂY DỰNG XÃ NÔNG THÔN MỚI BỀN VỮNG Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ TỈNH ĐĂK LĂK
Factors influencing and policies proposed for sustainable innovative rural development in ethnic minority communities of Daklak province
Sau 24 tháng thực hiện (7/2013 - 7/2015), đề tài đã đánh giá hiện trạng nông thôn của các xã vùng Đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) tại chỗ tỉnh Đăk Lăk và so sánh với bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới (NTM). Các yếu tố chính ảnh hưởng đến xây dựng NTM tại các xã vùng ĐBDTTS tại chỗ tỉnh Đăk Lăk bao gồm: i) kinh tế người dân ; ii) điều kiện tự nhiên và hạ tầng cơ sở ; iii) nhận thức của người dân; iv) sự lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn; v) vai trò của chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội ; vi) sự huy động nội lực của cộng đồng ; vii) văn hóa, tôn giáo và vai trò của người có uy tín trong cộng đồng ; viii) việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và ix) vấn đề giải quyết việc làm ở nông thôn. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất các chính sách đặc thù hỗ trợ việc xây dựng NTM bền vững ở vùng ĐBDTTS bao gồm: i) chính sách đặc thù ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng; ii) chính sách đặc thù về hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp, nâng cao thu nhập bền vững cho nhân dân vùng ĐBDTTS tại chỗ; và iii) chính sách đặc thù về hỗ trợ công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người ĐBDTTS tại chỗ về xây dựng NTM.
After 24 months of carrying out the research (7/2013 - 7/2015), rural status of indigenous communities of Daklak province was comprehensively evaluated and compared with the set of 19 national criteria for standard rural areas. Factors influencing innovative rural development in the indigenous communities of Daklak province included: i) economic conditions; ii) nature and infrastructure conditions; iii) people awareness; iv) project and program carrying out in the local areas; v) local government and socio-political organizations; vi) mobilization of community assets; vii) culture, religion and the role of key persons of the communnities; viii) application of advanced technologies in agricultural sector; and ix) labor employment. From the research results, specific policies to support sustainable innovative rural development in the indigenous communities of Daklak province were proposed, including: i) prioritying infrastructure development; ii) supporting agricultural production; and iii) supporting propaganda programs to enhance people awareness of invovative rural development.