• MỘT SỐ KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC THỰC VẬT TRÊN ĐẤT THAN BÙN TẠI VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG

MỘT SỐ KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC THỰC VẬT TRÊN ĐẤT THAN BÙN TẠI VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG

Xem các bài khác
Số trang của bài
48-55
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

MỘT SỐ KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC THỰC VẬT TRÊN ĐẤT THAN BÙN TẠI VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG

Tên tác giả
Lê Văn Hưng, Nguyễn Thị Thanh Trâm, Vũ Ngọc Long
Category
Monthly Journal
Title

Some results of plant diversity research in peatland U Minh Thuong National Park

Author
Le Van Hung, Nguyen Thi Thanh Tram, Vu Ngoc Long
Tóm tắt

Nghiên cứu này nêu thực trạng đa dạng thực vật trên đất than bùn tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng (VQG UMT), tỉnh Kiên Giang. Trong nghên cứu này, các phương pháp truyền thống, bao gồm điều tra theo ô tiêu chuẩn, tính toán mức độ đa dạng sinh học theo công thức Shannon-Wiener, chỉ số tương đồng (J), chỉ số loài ưu thế (λ), chỉ số độ phong phú (d) đã được sử dụng. Năm 2006 VQG UMT đã phục hồi và tái sinh sau vụ cháy năm 2002 và đã có 3 hệ sinh thái điển hình: rừng tràm, đồng cỏ ngập nước theo mùa, đầm lầy than bùn ngập nước. Từ năm 2006-2009 do thường xuyên giữ nước quá cao đã làm thay đổi hệ sinh thái ở đây và là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái hệ sinh thái rừng tràm, đồng cỏ ngập nước theo mùa. Từ 2009-2012, do có điều chỉnh duy trì nước hợp lý các hệ sinh thái rừng tràm bị suy thoái, đồng cỏ ngập nước theo mùa bị biến mất trước đó (trước năm 2009) đã được phục hồi. Kết quả nghiên cứu năm 2012, cho thấy mức độ đa dạng sinh học, chỉ số loài ưu thế, chỉ số tương đồng, chỉ số đa dạng đã được tính toán cụ thể, như: chỉ số đa dạng sinh học Shannon-Wiener (H’) ở những cánh rừng tràm có mật độ dày biến động khá lớn (H’ = 0,12 – 0,93); ở rừng tràm thưa thì chỉ số Shannon biến động không lớn và cao hơn (H’ = 1,01 – 1,46); ... cho từng quần xã thực vật ở đây.

Abstract

The study showed the current status of plant diversity on peatlands in U Minh Thuong National Park (UMT NP), Kien Giang province. In this researh, conventional methods were applied to study biodiversity such as survey standard plots calculated level of biodiversity by Shannon-Wiener formula, similarity index (J) species dominant index (λ), abundance index (d). Since 2006, UMT NP has almost resilienced and regenerated after its fire in 2002 with three typical ecosystems: melaleuca forest, seasonally inundated grasslands, peat swamp wetland. From 2006- 2009, due to high water retention, the ecosystem changed and caused degradation of melaleuca forest ecosystems and seasonally inundated grassland. From 2009-2012, due to reasonable water adjustments and maitnance, the ecosystems, melaleuca forest, seasonally inundated grassland which disappeared in 2009 were restored. The research results in 2012 showed that the level of biodiversity, species dominance index, similarity index, abundance index which was particularly calculated: biodiversity index Shannon-Wiener (H ') in melaleuca forests with high density was highly varried (H' = 0.12 to 0.93); Melaleuca forests is sparse the volatility Shannon index is not large and the higher (H '= 1.01 to 1.46)... for each plant communities in the research area.

Từ khoá / Keywords

đa dạng sinh học
đất ngập nước
Đất than bùn
thực vật
rừng tràm
Plant diversity
wetlands
peatland
plant
melaleuca forest