• KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN ỨNG DỤNG TRONG CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN ỨNG DỤNG TRONG CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Xem các bài khác
Số trang của bài
91-99
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN ỨNG DỤNG TRONG CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Tên tác giả
Hoàng Thanh Tùng, Tạ Hồng Lĩnh, Nguyễn Lê Trang Phạm Thị Hạnh Thơ, Hoàng Xuân Trường
Category
Monthly Journal
Title

Experiences of circular economy development in agricultural cooperatives in Vietnam

Author
Hoang Thanh Tung, Ta Hong Linh, Nguyen Le Trang, Pham Thi Hanh Tho, Hoang Xuan Truong
Tóm tắt

Nông nghiệp luôn giữ vị trí quan trọng việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp cũng ảnh hưởng đến môi trường sinh thái do phát sinh chất thải từ các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Do đó, phát triển nông nghiệp xanh theo hướng kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng chủ đạo, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững. Phát triển kinh tế tuần hoàn cũng là hướng đi phù hợp cho các hợp tác xã nông nghiệp trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững các hợp tác xã nông nghiệp. Nghiên cứu này tổng kết một số mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn, đánh giá nhu cầu của người dân và đề xuất các giải pháp chiến lược cho việc phát triển kinh tế tuần hoàn ứng dụng trong hợp tác xã nông nghiệp hiện nay. Việc nghiên cứu được thực hiện thông qua các hoạt động nghiên cứu, đánh giá tình hình và tổng kết kinh nghiệm trong phát triển kinh tế tuần hoàn điển hình được ứng dụng trong các hợp tác xã nông nghiệp hiện nay. Kết quả cho thấy, ứng dụng kinh tế tuần hoàn đã nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp tại các hợp tác xã và góp phần làm giảm đáng kể vấn đề ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp. Để phát triển tốt và ứng dụng có hiệu quả kinh tế tuần hoàn trong các hợp tác xã nông nghiệp, cần tập trung vào một số vấn đề như nâng cao nhận thức của các thành viên hợp tác xã, đặc biệt các cán bộ quản lý hợp tác xã, những người giữ vai trò quyết định đối với việc đề ra các định hướng, giải pháp chiến lược cho phát triển bền vững các hợp tác xã. Ngoài ra, phát triển kinh tế tuần hoàn là một vấn đề mới nên cần có được sự hỗ trợ từ các các cơ quản lý nhà nước ở cả cấp trung ương và địa phương để đưa ra được các chính sách hỗ trợ, hướng dẫn và tăng cường việc hoàn hiện cơ sở pháp lý để phát triển kinh tế tuần hoàn tại các địa phương ở Việt Nam hiện nay.

Abstract

Agriculture always plays an important role in national food security and provision of raw materials for the processing industries and export. However, agricultural development also affects the ecological environment due to the generation of wastes from farming and animal husbandry activities. Therefore, developing circular economy is becoming an emerging trend that contributes to limiting negative impacts on the environment and promoting sustainable development. Developing a circular economy is also a suitable direction for agricultural cooperatives in the current conditions in Vietnam to improve production and business efficiency and sustainably develop agricultural cooperatives. This study summarizes a number of circular economy development models, assesses needs of farmers and cooperatives and proposes strategic solutions for the development of circular economy applied in agricultural cooperatives. The research was carried out to assess and determine experiences in the typical circular economy development applied in agricultural cooperatives. The results showed that the application of circular economy has improved economic efficiency in agricultural production of cooperatives and contributed significantly to reducing the problem of environmental pollution in agriculture. In order to efficiently and effectively apply circular economy in agricultural cooperatives, it is necessary to focus on raising awareness of cooperative members, especially cooperatives menagers, who play a decisive role in setting strategic directions and solutions for the sustainable development. In addition, the development of the circular economy is a new issue, so it is necessary to get support from state management agencies at both central and local levels to come up with supporting policies, guidelines and policies to complete the legal basis for the development of the circular economy in Vietnam today.

Từ khoá / Keywords

Kinh tế tuần hoàn
phát triển bền vững
Hợp tác xã nông nghiệp
Circular economy
sustainable development
agricultural cooperatives