• KẾT QUẢ BIẾN NẠP CẤU TRÚC CRISPR/Cas9 CHỈNH SỬA GEN GmHyPRP1 VÀO GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT22 THÔNG QUA VI KHUẨN Agrobacterium tumefaciens

KẾT QUẢ BIẾN NẠP CẤU TRÚC CRISPR/Cas9 CHỈNH SỬA GEN GmHyPRP1 VÀO GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT22 THÔNG QUA VI KHUẨN Agrobacterium tumefaciens

Xem các bài khác
Số trang của bài
20-26
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

KẾT QUẢ BIẾN NẠP CẤU TRÚC CRISPR/Cas9 CHỈNH SỬA GEN GmHyPRP1 VÀO GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT22 THÔNG QUA VI KHUẨN Agrobacterium tumefaciens

Tên tác giả
Nguyễn Hữu Kiên,Nguyễn Thị Hòa, Tống Thị Hường, Nguyễn Trung Anh, Đinh Thị Thu Ngần, Chu Đức Hà, Phạm Vũ Long, Đinh Thị Mai Thu, Lê Thị Mai Hương, Jae-Yean Kim, Vũ Văn Tiến, Phạm Xuân Hội, Lê Đức Thảo, Nguyễn Văn Đồng
Category
Monthly Journal
Title

Study on transformation of the CRISPR/Cas9 for editing GmHyPRP1 into soybean cultivar ĐT22 via Agrobacterium tumefaciens

Author
Nguyen Huu Kien,Nguyen Thi Hoa, Tong Thi Huong, Nguyen Trung Anh, Dinh Thi Thu Ngan, Chu Duc Ha, Pham Vu Long, Dinh Thi Mai Thu, Le Thi Mai Huong, Jae-Yean Kim, Vu Van Tien, Pham Xuan Hoi, Le Duc Thao, Nguyen Van Dong
Tóm tắt

Chỉnh sửa gen bằng công nghệ CRISPR/Cas9 hiện là hướng nghiên cứu đầy hứa hẹn để phát triển các giống đậu tương đáp ứng mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng hạt và có khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi do ngoại cảnh gây ra. Hiệu quả biến nạp gen thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens phụ thuộc vào một số yếu tố như vector, promoter, gen chọn lọc, chủng vi khuẩn, và đặc biệt là khả năng tái sinh của giống đậu tương. Nghiên cứu nhằm biến nạp cấu trúc CRISPR/Cas9 chỉnh sửa gen GmHyPRP1 vào giống đậu tương ĐT22 thông qua chủng vi khuẩn A. tumefaciens EHA105. Kết quả cho thấy, khi biến nạp cấu trúc chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 vào giống đậu tương ĐT22 cho tỷ lệ đa chồi, tỷ lệ sống sót sau chọn lọc và hiệu quả tiếp nhận lần lượt là 87,44%, 7,43% và 4,58%.

Abstract

Gene editing using CRISPR/Cas9 system is a promising approach to develop soybean cultivars with improving yield, grain quality and enhancing tolerance to adverse environmental conditions. The efficiency of gene transformation via Agrobacterium tumefaciens depends on numerous factors such as vectors, promoters, selection marker genes, bacterial strains, and especially regeneration ability of soybean cultivars. The study aimed to transform the CRISPR/Cas9 for editing GmHyPRP1 into soybean cultivar ĐT22 using A. tumefaciens strain EHA105. The results showed that the multi-shoot and survival shoot rates and transformation efficiency reached 87.44%, 7.43%, and 4.58%, respectively.

Từ khoá / Keywords

biến nạp gen
CRISPR/CAS9
giống đậu tương ĐT22
gene transformation
CRISPR/CAS9
soybean cultivar ĐT22