• HIỆU QUẢ CỦA TRỒNG ĐIÊN ĐIỂN MẤU ( Sesbania rostrata L.) ĐỐI VỚI CẢI THIỆN ĐỘ PHÌ ĐẤT PHÈN CANH TÁC LÚA TẠI TRI TÔN, AN GIANG

HIỆU QUẢ CỦA TRỒNG ĐIÊN ĐIỂN MẤU ( Sesbania rostrata L.) ĐỐI VỚI CẢI THIỆN ĐỘ PHÌ ĐẤT PHÈN CANH TÁC LÚA TẠI TRI TÔN, AN GIANG

Xem các bài khác
Số trang của bài
101-106
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

HIỆU QUẢ CỦA TRỒNG ĐIÊN ĐIỂN MẤU ( Sesbania rostrata L.) ĐỐI VỚI CẢI THIỆN ĐỘ PHÌ ĐẤT PHÈN CANH TÁC LÚA TẠI TRI TÔN, AN GIANG

Tên tác giả
Lê Kim Ngân, Trần Văn Dũng, Trần Huỳnh Khanh, Nguyễn Hữu Anh Tri, Võ Như Nguyện, Hồ Trần Tuấn Thiện, Nguyễn Minh Đông
Category
Monthly Journal
Title

Efficiency of planting Sesbania rostrate L. for improving fertility of alkaline soil cultivating rice in Tri Tôn district, An Giang province

Author
Le Kim Ngan, Tran Van Dung, Tran Huynh Khanh, Nguyen Huu Anh Tri, Vo Nhu Nguyen, Ho Tran Tuan Thien, Nguyen Minh Đong
Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của việc trồng điên điển mấu (Sesbania rostrata L.) vào mùa lũ để cải thiện độ phì đất canh tác lúa trong đê tại huyện Tri Tôn - tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả chỉ tiêu pH, CHC, có xu hướng gia tăng từ vụ Hè Thu sang vụ Đông Xuân ở cả hai mô hình “lúa + ngập + lúa” và “lúa + ngập - điên điển + lúa”. Mặt khác, sự khác biệt về hàm lượng P dễ tiêu, đạm tổng số, đạm hữu dụng trong đất có ý nghĩa giữa vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân của mô hình “lúa + ngập - điên điển + lúa” (p < 0,01). Hàm lượng P dễ tiêu, đạm tổng số và đạm hữu dụng trong đất của mô hình “lúa + ngập - điên điển + lúa” ở cuối vụ Đông Xuân cao hơn hẳn so với cuối vụ Hè Thu. Bên cạnh đó năng suất lúa ở cuối vụ Đông Xuân của mô hình “lúa + ngập - điên điển + lúa” cũng có xu hướng gia tăng hơn so với mô hình “lúa + ngập + lúa” ở vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân.

Abstract

The study was conducted to evaluate the efficiency of planting Sesbania rostrate L. for improving fertility of alkaline soil cultivating rice in the dike in the flooding season in Tri Ton district - An Giang province. The results showed that, both pH and CHC indicators tend to increase from Summer-Autumn crop to Winter-Spring crop in both models “rice + flooded field + rice” and “rice + flooded - S. rostrate + rice”. On the other hand, the difference in the content of digestible P, total nitrogen, and available nitrogen in the soil was significant between the Summer-Autumn crop and the Winter-Spring crop of the model “rice + flooded - S. rostrate + rice” (p < 0.01). The content of digestible P, total nitrogen and available nitrogen in the soil of the model “rice + flooded - S. rostrate + rice” at the end of the Winter-Spring crop were significantly higher than that at the end of the Summer-Autumn crop. Besides, rice yield of the model “Rice + flooded - S. rostrate + rice” in the Winter-Spring crop also tends to increase compared to the model “rice + flooded field + rice” in the Summer-Autumn crop and Spring-Winter crop, respectively.

Từ khoá / Keywords

Cây điên điển mấu
độ phì đất
Canh tác lúa
Sesbania rostrate L.
soil fertility
Rice cultivation