HIỆU QUẢ CỦA PHÂN HỮU CƠ SẢN XUẤT TỪ XÁC BÃ KHOAI LANG PHÂN HỦY BẰNG VI SINH VẬT ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HẤP THU NPK CỦA CÂY LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
HIỆU QUẢ CỦA PHÂN HỮU CƠ SẢN XUẤT TỪ XÁC BÃ KHOAI LANG PHÂN HỦY BẰNG VI SINH VẬT ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HẤP THU NPK CỦA CÂY LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Effectiveness of sweet-potatoes residues decomposed by microorganism on growth, yield and NPK uptake of rice in Cuulong Delta
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của việc bón xác bã khoai lang phân hủy bởi Trichoderma harziamum, Trichoderma asperellum và Trichoderma-ĐHCT đến sinh trưởng, năng suất và hấp thu NPK của cây lúa trồng tại Long Mỹ - Hậu Giang. Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 11 năm 2015 đến tháng 2 năm 2016, với 5 nghiệm thức: (i) Chỉ vùi xác bã khoai lang; (ii) Vùi xác bã khoai lang xử lý với Trichoderma harziamum phân lập từ đất vùng rễ lúa tại Long Mỹ Hậu Giang; (iii) Vùi xác bã khoai lang xử lý với Trichoderma asperellum phân lập từ đất vùng rễ lúa tại Long Mỹ Hậu Giang; (iv) Vùi xác bã khoai lang xử lý với Trichoderma-ĐHCT; (v) Không vùi. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Việc bón vùi xác bã khoai lang với xử lý Trichoderma harziamum, Trichoderma asperellum và Trichoderma-ĐHCT đã làm tăng chiều cao cây, sinh khối khô của thân, lá và do đó tăng năng suất lúa theo thứ tự là 7,1; 6,7 và 7,3 tấn/ha. Bón xác bã khoai lang được xử lý với các dòng Trichoderma harziamum, Trichoderma asperellum và Trichoderma-ĐHCT giúp gia tăng hấp thu khoáng chất trong hạt lúa theo thứ tự là đạm (71,4; 68,9 và 71,3 kgN/ha), lân (68,1; 65,7 và 65,9 kgP/ha) và kali (68,6; 68,3 và 65,8 kgK/ha). Cần khai thác tiềm năng này để nâng cao chất lượng và năng suất lúa trên các vùng luân canh khoai lang-lúa.
The objective of study was to evaluate the effectiveness of decomposition of sweet-potato residues (SPR) decomposed by Trichoderma harziamum, Trichoderma asperellum and Trichoderma-ĐHCT on rice growth, yield and N-P-K uptakes in Long My – Hau Giang during November 2015 to February 2016. The experiment was designed with five treatments of (i) SPR application; (ii) SPR incubated with Trichoderma strains harziamum; (iii) SPR incubated with Trichoderma strains asperellum; (iv) SPR incubated with Trichoderma-ĐHCT, (i) without SPR application. Results showed that SPR applied with Trichoderma harziamum, Trichoderma asperellum and Trichoderma-ĐHCT increased plant height, dry biomass and therefore increased rice yield by 7.1, 6.7 and 7.3 tons/ha, respectively. The SPR applied with Trichoderma harziamum, Trichoderma asperellum and Trichoderma-ĐHCT made higher mineral uptake in rice grain such as nitrogen (71.4, 68.9 and 71.3 kgN/ha), phosphorus (68.1, 65.7 and 65.9 kgP/ha) and potassium (68.6, 68.3 and 65,8 kgK/ha), respectively. It is recommended to use this result for sweet-potatoes and rice rotation.