• HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM VI SINH VẬT ĐỐI VỚI CÂY LẠC TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH NGHỆ AN VÀ BÌNH ĐỊNH

HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM VI SINH VẬT ĐỐI VỚI CÂY LẠC TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH NGHỆ AN VÀ BÌNH ĐỊNH

Xem các bài khác
Số trang của bài
8-13
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM VI SINH VẬT ĐỐI VỚI CÂY LẠC TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH NGHỆ AN VÀ BÌNH ĐỊNH

Tên tác giả
Nguyễn Thu Hà , Trần Tiến Dũng , Nguyễn Thị Hằng
Category
Monthly Journal
Title

Effectiveness of microbial inoculants for groundnuts grown in marine sandy soil of Nghe An and Binh Dinh provinces

Author
Nguyen Thu Ha, Tran Tien Dung, Nguyen Thi Hang
Tóm tắt

Nghệ An và Bình Định là tỉnh có diện tích trồng lạc lớn tại Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ. Tuy nhiên, năng suất lạc ở đây còn thấp so với tiềm năng năng suất. Một trong các nguyên nhân là do đất nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ nước, giữ phân bón thấp. Vai trò của chế phẩm vi sinh vật trong việc cải thiện dinh dưỡng, tăng độ ẩm của đất và tăng năng suất cây trồng đã được khẳng định trong các nghiên cứu trước đây. Đến nay, chưa có chế phẩm vi sinh vật chuyên dụng cho cây lạc trồng trên đất cát biển. Bài báo này chỉ ra hiệu quả của chế phẩm vi sinh vật (chứa vi khuẩn cố định nitơ, phân giải phốt phát khó tan, hòa tan kali và nấm men sinh polysaccarit) cho cây lạc trồng trên đất cát biển tại tỉnh Nghệ An và Bình Định. Kết quả cho thấy, sử dụng chế phẩm vi sinh vật giúp cải thiện độ phì của đất, tăng mật độ vi sinh vật đất 10 lần, tăng độ ẩm đất 20,2 - 21,5%, tăng năng suất quả lạc 16,1 - 18,2%, tăng lợi nhuận 21,3 - 28,0% (đạt 8,10 – 11,45 triệu đồng/ha), tỷ suất lợi nhuận đạt 3,52 - 4,98 so với đối chứng (không sử dụng chế phẩm vi sinh vật) và hiệu suất sử dụng phân bón đạt 26,0 - 27,5 kg/kg.

Abstract

A large area in the North Central and Coastal Central provinces Nghe An and Binh Dinh is used for cultivation of groundnuts. However, the yield of groundnut is lower than the potential ones. One of the reasons is the main soil area for cultivation of groundnuts in these provinces is with low fertility, low water retention and fertilizer holding capacity. The role of microbial inoculants in improving nutrition, increasing the humidity and the yield has been confirmed in previous researches. However, not yet has microbial inoculants specialized for groundnut on marine sandy soil. This paper showed the effectiveness of microbial inoculants (including nitrogen fixing bacteria, phosphorous solubilizing bacteria, potassium solubilizing bacteria and polysaccharide synthesized yeast) for groundnuts in marine sandy soil of Nghe An and Binh Dinh provinces of Vietnam. The results showed that use of microbial inoculants could improve the soil fertility increased the density of beneficial microorganisms in the soil about 10 folds, the soil moisture 20.2 - 21.5%, the pod yield (16.1 - 18.2%) and the profit 21.3 - 28.0% (8.10 - 11.45 million VND/ha), respectively. The value cost ratio (VCR) reached 3.52 - 4.98 comparing with the control (no microbial inoculants) and the efficiency of microbial inoculant use was 26.0 - 27.5 kg/kg.

Từ khoá / Keywords

Cây lạc
chế phẩm vi sinh vật
đất cát biển.
groundnut
microbial inoculants
coastal sandy soil