• ĐÁNH GIÁ TÍNH CHẤT HÓA LÝ ĐẤT GIỒNG CÁT THÂM CANH ĐẬU PHỘNG Ở HUYỆN CẦU NGANG - TỈNH TRÀ VINH

ĐÁNH GIÁ TÍNH CHẤT HÓA LÝ ĐẤT GIỒNG CÁT THÂM CANH ĐẬU PHỘNG Ở HUYỆN CẦU NGANG - TỈNH TRÀ VINH

Xem các bài khác
Số trang của bài
103-109
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

ĐÁNH GIÁ TÍNH CHẤT HÓA LÝ ĐẤT GIỒNG CÁT THÂM CANH ĐẬU PHỘNG Ở HUYỆN CẦU NGANG - TỈNH TRÀ VINH

Tên tác giả
Trần Bá Linh, Trần Minh Tiền, Trần Hoàng Sang
Category
Monthly Journal
Title

Evaluation of physical and chemical properties of sandy soil for intensive peanut cultivation in Cau Ngang district, Tra Vinh province

Author
Tran Ba Linh, Tran Minh Tien, Tran Hoang Sang
Tóm tắt

Đất giồng cát là loại đất có thành phần cơ giới nhẹ thích hợp để canh tác đậu phộng, tuy nhiên đất có độ phì tự nhiên thấp. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá đặc tính lý, hóa học đất giồng cát thâm canh đậu phộng với hai phương pháp tưới khác nhau là tưới vòi truyền thống và tưới phun mưa. Đề tài tiến hành thu mẫu đất nguyên thủy và xáo trộn đang canh tác đậu phộng 3 vụ/năm tại xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Mẫu đất được lấy ở tầng Ap (0 - 20 cm) và Bt (20 - 40 cm). Kết quả phân tích cho thấy thành phần cơ giới đất tầng Ap là cát và tầng Bt là cát pha thịt. Trong cùng tầng đất Ap và Bt khi so sánh giữa hai phương pháp tưới khác nhau thì độ nén dẽ khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên trong cùng phương pháp tưới, tầng Bt có độ nén dẽ cao hơn đất ở tầng Ap với dung trọng khá cao (> 1,40 g/cm3 ); do đó độ xốp tầng Bt kém hơn so với tầng Ap có ý nghĩa. pH, EC và hàm lượng lân của đất phù hợp cho canh tác đậu phộng; trong khi đó CEC thấp, hàm lượng chất hữu cơ, đạm hữu dụng và kali trao đổi rất nghèo và khác biệt không có ý nghĩa giữa hai phương pháp tưới.

Abstract

Sandy soil is often known as light texture soil due to its high proportion of sand and little clay, it is suitable for peanut cultivation, however, the soil has low natural fertility. The study was carried out to evaluate the physical and chemical properties of the soil in the sand dunes for intensive cultivation of peanuts with two different irrigation methods: traditional hose irrigation and sprinkler irrigation. The study was conducted to collect undisturbed and disturbed soil samples that was cultivating peanuts 3 crops/year in Long Son commune, Cau Ngang district, Tra Vinh province. Soil samples were collected at 2 horizons in each peanut field Ap layer (0 - 20 cm) and Bt layer (20 - 40 cm). The results showed that the soil texture of the Ap layer is sand and the Bt layer is loamy sand. In the same soil layer Ap and Bt, soil bulk density were not significantly different when comparing between two different irrigation methods. However, in the same irrigation method, the Bt layer has a higher compressibility than the soil in the Ap layer with a high bulk density (> 1.40 g/cm3 ); therefore, the porosity of the Bt layer is significantly lower than that of the Ap layer. pH, EC and phosphorus content of the soil are suitable for peanut cultivation; while CEC is low, the content of organic matter, available nitrogen and exchangeable potassium is very poor and there is no significant difference between the two irrigation methods.

Từ khoá / Keywords

Đất giồng cát
tính chất hóa lý
đậu phộng
phương pháp tưới nước
huyện Cầu Ngang
tỉnh Trà Vinh
sandy soil
physical and chemical properties
peanut
irrigation method
Cau Ngang district
Tra Vinh province