ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CANH TÁC CAM SÀNH TẠI TỈNH VĨNH LONG

Xem các bài khác
Số trang của bài
71-77
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CANH TÁC CAM SÀNH TẠI TỈNH VĨNH LONG

Tên tác giả
Trần Thị Mỹ Hạnh, Đặng Quốc Chương, Nguyễn Thị Cẩm Giang, Lương Thị Duyên
Category
Monthly Journal
Title

Production status of King mandarin in Vinh Long province

Author
Tran Thi My Hanh, Nguyen Thi Cam Giang, Dang Quoc Chuong, Lương Thị Duyen
Tóm tắt

Đánh giá thực trạng canh tác cam Sành tại tỉnh Vĩnh Long được thực hiện tại huyện Trà Ôn, Tam Bình, Vũng Liêm và TP. Vĩnh Long thông qua điều tra 494 hộ trồng cam Sành từ tháng 7/2018 đến 6/2019. Kết quả cho thấy nông dân sử dụng gốc ghép cam Mật để làm gốc ghép chiếm tỷ lệ cao nhất, 89,10% ở cam Sành ruộng (CSR) và 85,88% ở cam Sành vườn (CSV). Trung bình tổng số cây/ha của các ruộng trồng cam Sành là 4.234,9 cây/ha, trong khi ở CSV được trồng với mật độ là 1.864 cây/ha. Khoảng cách hàng cách hàng từ 1 - 1,4 m chiếm tỉ lệ cao 78,24% ở CSR, đối với khoảng cách CSV thì hàng cách hàng là 2,25 m và cây cách cây là 1,92 m. Cả hai hình thức canh tác CSR và CSV đều áp dụng biện pháp xử lý ra hoa nghịch vụ chiếm tỷ lệ rất cao 76,46% và 82,35%. Số lần sử dụng phân vô cơ và hữu cơ ở kiểu canh tác CSR là 14,6 lần/năm và 1,5 lần/năm. Đối với CSV sử dụng phân vô cơ là 12,5 lần/năm và phân hữu cơ là 2,2 lần/năm. Trung bình liều lượng phân NPK bón cho CSR là 5.818 kg/ha/năm trong khi CSV bón 3.518 kg/ha/năm. Đối với CSR bệnh vàng là gân xanh (VLGX) và nhện đỏ là dịch hại phổ biến nhất chiếm lần lượt 43,4% và 18,5%, trong khi CSV thì sâu vẽ bùa 18,3% và bệnh VLGX chiếm 41,9% là phổ biến nhất. Năng suất cam Sành đạt cao nhất là ở năm thứ ba trung bình 38 tấn/ha/năm ở vụ thuận và 75,08 tấn/ha/năm ở vụ nghịch đối với CSR. Đối với CSV, năng suất cao nhất là ở năm thứ tư đạt 19,29 tấn/ha/năm (vụ thuận) và năm thứ ba ở vụ nghịch 26,18 tấn/ha/năm.

Abstract

A survey on the status of King mandarin farming in Vinh Long province was conducted in Tra On, Tam Binh, Vung Liem districts and Vinh Long city from July 2018 to June 2019. The survey was performed on 494 households planting King mandarin. The results showed that farmers who used Mat orange variety as the rootstock was the highest proportion of 89.10% in King mandarin planting in field condition (KMPFC) and 85.88% in King mandarin planting in orchard condition (KMPOC. The average of total number of trees/ha of KMPFC was 4,234.9 trees/ha, while KMPOC was planted with a density of 1,864 trees/ha. The distance between row and row was 1 - 1.4 m accounting for high rate of 78.24% in KMPFC. Both KMPFC and KMPOC practices had floral induction with high rates of 76.46% and 82.35%. The times using inorganic and organic fertilizers in KMPFC were 14.6 times/year and 2.2 times/year. The application of inorganic fertilizers was 12.5 times/year and of organic fertilizers was 5.8 times/year in KMPOC. The average dose of N-P-K fertilizes in KMPFC was 5,818 kg/ha/year while N-P-K fertilizes using in KMPOC was 3,518 kg/ha/year. For pests attacking King mandarin trees, the results showed that greening disease and citrus red mite Panonychus citri occurred most commonly with 43.4% and 18.5%, respectively in KMPFC, while KMPOC occurred of citrus leaf miner Phyllocnistis citrella of 18.3% and greening disease of 41.9% were most common. The highest yield of King mandarin was at the third year averaging 38 tons/ha/year in main season and 75.08 tons/ha/year in off season in KMPFC while in KMPOC the highest productivity was at the fourth year, reaching 19.29 tons/ha/year in main season and the productivity in off season was 26.18 tons/ha/year at the third year.

Từ khoá / Keywords

Cây cam Sành
cam Sành ruộng
cam Sành vườn
hiện trạng sản xuất
King mandarin tree
King mandarin planting in field
King mandarin planting in orchard
production situation