• ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC CHO CÂY LẠC TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔ HẠN Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC CHO CÂY LẠC TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔ HẠN Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH

Xem các bài khác
Số trang của bài
34-40
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC CHO CÂY LẠC TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔ HẠN Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH

Tên tác giả
Bùi Thị Phương Loan, Cao Hương Giang , Nguyễn Văn Thiết, Lục Thị Thanh Thêm
Category
Monthly Journal
Title

Assessment of technical cultivation solutions for peanut under drought conditions in Binh Dinh province

Author
Bui Thi Phuong Loan, Cao Huong Giang Nguyen Van Thiet, Luc Thi Thanh Them
Tóm tắt

Nghiên cứu trình bày kết quả đánh giá một số giải pháp kỹ thuật cho cây lạc trong điều kiện hạn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Bình Định. Đối với cả 2 giống lạc LDH.01 và Lỳ địa phương, với mật độ trồng 25 cm ˟ 20 cm˟ 1 hạt/hốc; bón phân với lượng 60 kg N/ha, 90 kg P2 O5 /ka, 60 kg K2 O/ha và 400 - 500 kg vôi bột/ha như của địa phương; điều chỉnh thêm phương thức tưới nước; che phủ nilon cho năng suất cao hơn 10 - 30% so với công thức tưới thông thường, không che phủ hoặc phủ rơm rạ. Mô hình đã lựa chọn hai công thức có tưới điều chỉnh kết hợp với tủ nilon cho từng giống lạc để triển khai diện rộng, kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình bước đầu chỉ ra rằng MH2 (Giống LDH.01 + tưới điều chỉnh + tủ nilon) có chỉ số hiệu quả cao nhất, là mô hình tối ưu cần được nhân rộng. Điều này cho thấy trong điều kiện hạn việc áp dụng giải pháp tưới bổ sung vào những giai đoạn quan trọng, cũng như biện pháp hạn chế sự bốc hơi nước ở cây trồng có ý nghĩa hơn, bền vững hơn so với việc thâm canh, tăng phân bón.

Abstract

This paper presents results of evaluation of some technical cultivation solutions for peanut in drought conditions in order to respond to climate change in Binh Dinh province. For both peanut varieties LDH.01 and Ly, sowing density was 25 cm˟ 20 cm˟ 1 seed per hollow and fertilizer dose was (60 kg N, 90 kg P2 O5 , 60 kg K2 O, and 400 - 500 kg lime) per ha as applying by the local method; the irrigation method and nylon cover were applied; the peanut yield was 10 - 30% higher than that of conventional irrigation with or without straw mulching. Two treatments of modified irrigation method in combination with plastic mulching for each peanut variety were selected to be applied in large scale. The result showed that the economic efficiency of MH2 model (LDH.01 + Modified irrigation + Plastic mulching) was highest. This optimal model need to be applied in large scale. This suggests that in drought conditions, application of the additional irrigation solutions to critical periods, as well as limit of water evaporation on the field are more significant and sustainable than intensive farming and fertilizer dose increase.

Từ khoá / Keywords

Canh tác lạc
khô hạn
Biến đổi khí hậu
Bình Định
Peanut cultivation
drought
Climate change
Binh Dinh