• ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU MẶN CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU MẶN CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM

Xem các bài khác
Số trang của bài
60-67
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU MẶN CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM

Tên tác giả
Nguyễn Đăng Minh Chánh, Nguyễn Thị Cúc , Nguyễn Thị Nga , Nguyễn Thị Lan Anh , Nguyễn Thị Trang , Phạm Thị Xuân, Quách Ngọc Truyền
Category
Monthly Journal
Title

Evaluation of salt tolerance in soybean varieties in Vietnam

Author
Nguyen Dang Minh Chanh, Nguyen Thi Cuc, Nguyen Thi Nga, Nguyen Thi Lan Anh, Nguyen Thi Trang, Pham Thi Xuan, Quach Ngoc Truyen
Tóm tắt

Thí nghiệm đánh giá khả năng chịu mặn của 18 giống đậu tương phổ biến tại Việt Nam được tiến hành nhằm xác định được các giống có khả năng chịu mặn cao, phục vụ cho công tác chọn giống đậu tương theo hướng chịu mặn. Thí nghiệm được thực hiện trong nhà lưới, gồm 2 yếu tố: Một là yếu tố giống (gồm 18 giống: ĐT12, ĐT26, DT94, W82, DT2003, DT2001, ĐT51, Đ2101, DT2008, ĐT22, DT96, DT95, Đ8, DT90, ĐT31, DT83, DT84, ĐT30); Hai là yếu tố xử lý độ mặn của muối (gồm 4 công thức: 0, 100, 150 và 200 mM NaCl). Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Kết quả thí nghiệm cho thấy hầu hết các giống có khả năng chịu mặn ở nồng độ 100 mM NaCl. Giữa các giống cho thấy sự biến động khá cao về chiều cao cây. Ba giống ĐT26, DT2008, ĐT31 có trọng lượng rễ cao có ý nghĩa so với các giống khác. Sự khác nhau của chiều dài rễ ở mỗi giống tại các công thức xử lý mặn khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Giống DT2008 and ĐT26 cho thấy sự ổn định về chiều dài rễ khi xử lý mặn ở nồng độ cao là 200 mM. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy giống DT2008 và DDT26 là các giống có khả năng chịu mặn cao trong điều kiện thí nghiệm.

Abstract

The evaluation of salinity tolerance in 18 soybean varieties popularly grown in Vietnam was implemented to identify tolerant varieties for breeding purposes. The experiments were conducted in greenhouse and the experiment was designed with 2 factors and three replications. The first factor was the variety (including 18 varieties: DT12, DT26, DT94, W82, DT2003, DT2001, DT51, D2101, DT2008, DT22, DT96, DT95, D8, DT90, DT31, DT83, DT84, DT30). The second one was the salinity concentration (4 treatments: 0, 100, 150 and 200 mM NaCl). The results showed that most of the varieties were salinity tolerant at 100 mM NaCl concentration. Coefficient of variation of plant height was highly varied. Root weight of DT26, DT2008, DT31 varieties showed higher than that of other varieties with significant differences. The difference in root length among different concentrations was not statistical significant. The root lengths of DT2008 and DT26 varieties were the most stable when treating with high salt concentration (200mM). The result also showed that varieties of DT26 and DT2008 were high tolerant to salinity in experimental conditions.

Từ khoá / Keywords

Giống đậu tương
Tính chịu mặn
thành phần diệp lục
độ rò rỉ ion
Soybean varieties
salinity tolerance
chlorophyll element
ion leakage