ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, MÔI TRƯỜNG VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU VỚI ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT BẤT THUẬN CỦA HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA CẢI TIẾN (SRI) SO VỚI CANH TÁC LÚA TRUYỀN THỐNG TẠI BÌNH ĐỊNH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, MÔI TRƯỜNG VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU VỚI ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT BẤT THUẬN CỦA HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA CẢI TIẾN (SRI) SO VỚI CANH TÁC LÚA TRUYỀN THỐNG TẠI BÌNH ĐỊNH
Assessment of economic, ecological efficiency and resistant ability to unforable climate condition of System of rice intensification (SRI) in comparison with conventional rice cultivation in Binh Dinh province
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế, môi trường và khả năng chống chịu/thích nghi của hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI và canh lúa truyền thống ở Bình Định được thực hiện từ năm 2013 đến 2015. Kết quả cho thấy việc áp dụng công nghệ SRI đã giảm 21,3% chi phí giống; 34,8% chi phí thuốc bảo vệ thực vật và 9,7% chi phí lao động so với canh tác truyền thống trong khi đó làm tăng năng suất 10,6% và lợi nhuận 33,26%. Trong cả hai vụ lúa việc áp dụng công nghệ tưới tiên tiến (SRI) đã tăng chiều dài rễ từ 18,5% tới 68,0%, tăng sinh khối rễ 18,4% tới 32,0%, tăng đường kính đốt 10,5% so với canh tác truyền thống. Việc phát triển rễ và đường kính lóng tốt hơn sẽ làm tăng khả năng chống chịu của cây lúa với điều kiện thời tiết bất thuận như bão, hạn hán, nhiễm mặn. Bên cạnh đó, công nghệ SRI cũng giảm sâu bệnh so với canh tác truyền thống. Nhìn chung việc áp dụng công nghệ SRI làm giảm có ý nghĩa lượng phát thải khí CH4 (47 - 69%), giảm tỷ lệ CO2 tương đương/kg thóc (46 - 65%), tăng pH đất, phốt pho, kali dễ tiêu trong đất so với canh tác lúa truyền thống.
This study was conducted from 2013 to 2015 to evaluate economic, ecological efficiency and resistant ability to unforable climate condition of system of rice intensification (SRI) in comparison with conventional rice cultivation in Binh Dinh province. The result showed that by applying SRI the seed cost reduced by 21.3%, pesticide cost reduced by 34.8% and labour cost reduced by 9.7% while increased rice grain yield by 10.6% and net profit by 33.2% in comparison with conventional practice. For both 2 rice cropping seasons, by applying SRI, the root length increased from 18.5% to 68.0%, root biomass from 18.4% to 32.0%, internode diameter by 10.5% comparing to conventional practice. Better internode diameter and root development will increase rice plant resilience with climate change such as typhoon, drought and salinity. Beside, SRI technology also reduce rice leaf folder and rice blast disease compared to conventional practice. In general, applying SRI significantly reduce CH4 emission (47 - 69%), reduce yield-scale global warming potential (46 - 65%), increase soil pH, plant available phosphorus and potassium content compared to conventional practice.