• ĐẶC TÍNH HÓA SINH KẾ HỘ PHÂN THEO TIỂU VÙNG SINH THÁI NÔNG NGHIỆP Ở HAI HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH AN GIANG

ĐẶC TÍNH HÓA SINH KẾ HỘ PHÂN THEO TIỂU VÙNG SINH THÁI NÔNG NGHIỆP Ở HAI HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH AN GIANG

Xem các bài khác
Số trang của bài
166-173
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

ĐẶC TÍNH HÓA SINH KẾ HỘ PHÂN THEO TIỂU VÙNG SINH THÁI NÔNG NGHIỆP Ở HAI HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH AN GIANG

Tên tác giả
Đặng Thị Thanh Quỳnh, Trần Văn Hiếu, Đặng Kiều Nhân
Category
Monthly Journal
Title

Characteristics of household livelihood by agro-ecological region in two mountain districts in An Giang province

Author
Dang Thi Thanh Quynh, Tran Van Hieu, Dang Kieu Nhan
Tóm tắt

Giải pháp giảm nghèo ở những khu vực chậm phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long là thách thức trong công tác giảm nghèo ở một số địa phương. Mục tiêu nhằm nhận ra đặc điểm sinh thái nông nghiệp và sinh kế hộ các tiểu vùng có đông người nghèo sinh sống. Nghiên cứu sử dụng số liệu thống kê để phân tiểu vùng sinh thái nông nghiệp, phỏng vấn người am hiểu và thảo luận nhóm để thu thập số liệu sinh kế. Phương pháp phân tích cụm và phân tích phương sai ANOVA được sử dụng để phân nhóm và so sánh sự khác biệt giữa các nhóm. Có 14 xã/thị trấn thuộc hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên thuộc tiểu vùng có đông người nghèo và người Khmer, có đặc trưng trồng nhiều lúa mùa trên, rau màu, lúa cao sản và nuôi bò. Có 19,7% hộ nghèo thường không có đất hoặc có ít hơn 0,2 ha đất nông nghiệp, chủ yếu làm thuê nông nghiệp. Mặc dù thu nhập bình quân đầu người thấp nhưng có xu hướng gia tăng, sự gia tăng này chủ yếu ở nhóm hộ giàu chiếm 71,7%; đối với nhóm hộ nghèo có mức sống không đổi là chủ yếu chiếm 81,7% và còn có xu hướng giảm 11,5%. Các giải pháp đầu tư trong nông nghiệp hiện nay là những hoạt động đánh đổi môi trường chưa mang lại hiệu quả giảm nghèo. Vì vậy cần phân tích cụ thể sự đánh đổi giữa các giải pháp lựa chọn phát triển, nên ưu tiên giải pháp tận dụng tiềm năng và đặc điểm của từng tiểu vùng sinh thái cụ thể trong chiến lược giảm nghèo.

Abstract

The solution to poverty alleviation in the underdeveloped regions of the Mekong Delta presents faces challenge in some regions. The aim of this study is to identify agroecological characteristics and the livelihoods of households in sub-regions where there are a large number of poor people living. This study uses social-economic data for agroecological sub-region zoning, interviews KIP and group discussions to collect livelihood data. The method of cluster analysis and variance Anova was used to group and compare mean differences among groups. The results showed that there are 14 communes/towns in the two districts of Tri Ton and Tinh Bien in the sub-region with a lot of poor and Khmer people, their livelihood has mainly relied on the cultivation of a lot of rice in the upland, vegetables, high-yield variety rice, and cattle. There are approximate 19.7% poor households which have landless or have less than 0.2 ha agricultural land, mainly working as hired labor. Although income per capita tends to increase mainly in rich households (71.7%), otherwise poor households remain constant (81.7%) and tend to decrease income (11.5%). The current investment solutions in agriculture are environmental trade-offs that have not yet brought poverty alleviation effectiveness. Therefore, this is necessary to have a specific analysis of trade-offs between development options and utilize the potential and characteristics of each ecological sub-region in the poverty reduction strategy.

Từ khoá / Keywords

Nghèo
phân vùng sinh thái
sinh kế
tỉnh An Giang
An Giang province
ecological zoning
livelihoods
poverty