CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN LÊN MEN LỎNG TRONG CHĂN NUÔI LỢN
CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN LÊN MEN LỎNG TRONG CHĂN NUÔI LỢN
Production of fermented liquid feed for pig raising
Thức ăn lên men lỏng được sử dụng trong chăn nuôi lợn ở qui mô trang trại và nông hộ, cho các đối tượng lợn nái, lợn con và lợn thịt. Bài viết này cung cấp các thông tin cập nhật về phương pháp chế biến và sử dụng thức ăn lên men lỏng trong chăn nuôi lợn; hiệu quả và hạn chế của phương pháp sử dụng thức ăn lên men lỏng trong chăn nuôi lợn. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, thức ăn lên men lỏng có thể được chế biến cho các khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh hoặc cho từng nguyên liệu thức ăn riêng rẽ. Chất lượng của thức ăn lên men lỏng phụ thuộc vào hàm lượng axit lactic hình thành trong quá trình lên men tự nhiên hoặc nhờ giống khởi động. Quá trình lên men hình thành các aixit hữu cơ và các hoạt tính kháng khuẩn (Bacteriocins) làm giảm pH của thức ăn, từ đó làm giảm pH của đường ruột, giúp ức chế sự tăng sinh của các vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa như E. coli, Salmonella và giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy ở lợn. Thức ăn lên men lỏng còn có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng thức ăn, khả năng tăng khối lượng của lợn từ đó nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Sử dụng thức ăn lên men lỏng là một phương pháp hiệu quả giúp giảm chi phí thức ăn do có thể tận dụng các phụ phẩm nông - công nghiệp.
Fermented liquid feed (FLF) can be used for sows, weaned piglets of fatterning pigs in both small-scale housholders and commercial farms. This review provides an overview of processing and using FLF in pig raising. The advantages and limitations of using FLF for pigs were also reviewed. The quality of FLF depended on amounts of lactic acid produced by spontaneous fermentation or by inoculating the feed with a culture lactic acid bacteria (fermentation stater). The spontaneous fermentation resulted in higher concentrations of both acetic acid and biogenic amines which adversely affected the palatability of fermented liquid feed diets. By using fermentation stater, the high concentration of lactic acid could produced rapidly to reduce feed pH, leading to a decrease intestinal pH and consequently preventing the growth of pathogenic bacteria such as E. coli and Salmonella. Feeding FLF could also improve pig production performance such as feed conversion ratio and weight gain. By using this feeding method, the pig producers could reduce the feed cost due to the use of cheap agro-industrial by-products.