ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH KẾT HỢP NẤM Trichoderma ĐẾN DINH DƯỠNG VÀ MẬT ĐỘ NẤM Fusarium spp. CỦA ĐẤT VƯỜN CAM SÀNH
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH KẾT HỢP NẤM Trichoderma ĐẾN DINH DƯỠNG VÀ MẬT ĐỘ NẤM Fusarium spp. CỦA ĐẤT VƯỜN CAM SÀNH
Effect of microbial organic fertilizers combined with Trichoderma fungi on soil nutrients and control of Fusarium spp. density in Citrus orchards
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh (PHCVS) từ sự phân hủy rơm rạ kết hợp với nấm Trichoderma đến cải thiện hàm lượng dinh dưỡng đất và giảm mật số nấm Fusarium spp. trên đất vườn cam sành. Thí nghiệm được thực hiện trên hai nhóm cây cam sành: cây bị bệnh và cây không bị bệnh vàng lá, thối rễ. Bốn nghiệm thức (NT) cho mỗi nhóm cây được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên: NT1: Bón phân NPK theo nông dân 360 g N - 195 g P2 O5 - 55 g K2 O (đối chứng); NT2: Bón phân NPK theo khuyến cáo (NPK-KC) 250 g N - 50 g P2 O5 - 250 g K2 O; NT3: Bón phân NPK-KC + 8 kg/cây + PHCVS có chủng nấm Trichoderma asperellum; NT4: Bón phân NPK-KC + 8 kg/cây + PHCVS có chủng nấm Trichoderma sp. Kết quả bón hữu cơ vi sinh có chủng nấm Trichoderma asperellum đã có tác dụng cải thiện tốt nhất đạm hữu dụng (64,10 mg N/kg), lân dễ tiêu (48,58 mg P/kg), kali trao đổi (98,85 mg K/kg) trong đất so với nghiệm thức chỉ bón phân NPK. Việc bón phân hữu cơ vi sinh kết hợp NPK-KC, đặc biệt phân hữu cơ có kết hợp với dòng nấm bản địa Trichoderma asperellum giúp nâng cao tổng mật số vi sinh vật (3,70. 107 CFU/g) và nấm Trichoderma spp. (8,60. 104 CFU/g) trong đất vườn cam sành so với đối chứng, đồng thời kiểm soát giảm mật số nấm Fusarium spp. trong đất thấp nhất 7,5. 103 CFU/g.
The objective of this study was to evaluate effect of microbial organic fertilizers (MOF) from rice straw compost inoculated by fungi Trichoderma on soil nutrients and reduction of Fusarium spp. density in Citrus orchard. Field experiments were conducted for 2 groups of orange trees: non-infected orange trees and infected orange trees by root rot disease. Four treatments were assigned a completely randomized design with four replications, consisted of treatments (T) T1: 360 g N - 195 g P2 O5 - 55 g K2 O (control treatment), T2: rate of recommended fertilizer (RF) 250 g N - 50 g P2 O5 - 250 g K2 O, T3: RF + 8 kg/tree of MOF with Trichoderma asperelum, T4: RF + 8 kg/tree of MOF with Trichoderma sp.. The results showed that application of MOF with Trichoderma asperellum improved effectively available nitrogen (64.10 mg N/kg), phosphorus (48.58 mg P/kg) and exchange potassium (98.85 mg K/kg) compared with the control treatments. The application of the combination of RF and MOF, especially MOF with native Trichoderma asperellum resulted in an increase of total microorganism (3.70. 107 CFU g-1 dry soil) and Trichoderma spp. (8.60.104 CFU g-1 dry soil), simultaneously a control of a lowest decrease of Fusarium spp. density in soil (7.5.103 CFU g-1 dry soil).