• ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC TÍNH VẬT LÝ, HÓA HỌC VÀ SINH HỌC CỦA ĐẤT VƯỜN CAM SÀNH

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC TÍNH VẬT LÝ, HÓA HỌC VÀ SINH HỌC CỦA ĐẤT VƯỜN CAM SÀNH

Xem các bài khác
Số trang của bài
90-98
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC TÍNH VẬT LÝ, HÓA HỌC VÀ SINH HỌC CỦA ĐẤT VƯỜN CAM SÀNH

Tên tác giả
Nguyễn Ngọc Thanh , Dương Minh Viễn , Tất Anh Thư , Nguyễn Văn Nam, Võ Thị Gương
Category
Monthly Journal
Title

Effects of microbial organic fertilizers on improvement of physical, chemical and biological properties in citrus orchards

Author
Nguyen Ngoc Thanh, Duong Minh Vien, Tat Anh Thu, Nguyen Van Nam, Vo Thi Guong
Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh (PHCVS) ủ từ rơm rạ đến các đặc tính vật lý - hóa học và sinh học trên đất vườn cam sành tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Sáu nghiệm thức (NT) được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên: NT1: Bón phân NPK theo nông dân 360 g N - 195 g P2 O5 - 55 g K2 O (đối chứng); NT2: bón phân NPK theo khuyến cáo (NPK-KC) 250 g N - 50 g P2 O5 - 250 g K2 O; NT3: bón phân NPK-KC + 8 kg PHCVS có chủng nấm Trichoderma asperellum/cây; NT4: bón phân NPK-KC + 8 kg PHCVS có chủng nấm Gongronella butleri/cây; NT5: bón phân NPK-KC + 8 kg PHCVS có chủng nấm phối trộn Trichoderma asperellum và Gongronella butleri/cây, NT6: Bón phân NPK-KC + 8 kg PHCVS có chủng nấm Trichoderma sp/cây. Kết quả bón phân hữu cơ vi sinh đã có tác dụng cải thiện độ bền của đất. Nghiệm thức NT4 có chủng nấm Gongronella butleri thể hiện độ bền của đất cao nhất (94,62) tương ứng với tổng mật số vi sinh vật đất 4,0. 106 CFU/g. Hàm lượng C-labile và N-labile trên ba nghiệm thức NT3, NT4 và NT5 tăng cao khác biệt có ý nghĩa thống kê so với hai nghiệm thức chỉ bón phân vô cơ NT1 và NT2. Phân hữu cơ vi sinh đã có tác dụng nâng cao mật số nấm Trichoderma spp. và tổng mật số vi sinh vật, đồng thời kiểm soát giảm mật số nấm gây bệnh Fusarium spp. trong đất ở mức thấp (1,3. 103 CFU/g).

Abstract

The objective of this study was to evaluate the effect of microbial organic fertilizers (MOF) from rice straw compost on soil properties in citrus orchards in Tam Binh district, Vinh Long province. Six treatments were assigned by completely randomized design with four replications, consisting of following treatments (T) T1: 360 g N - 195 g P2 O5 - 55 g K2 O (control treatment), T2: rate of recommended fertilizer (RF) 250 g N-50 g P2 O5 - 250 g K2 O, T3: RF + 8 kg/tree of MOF with Trichoderma asperellum, T4: RF + 8 kg/tree of MOF with Gongronella butleri, T5: RF + 8 kg/tree of MOF with mix of Trichoderma asperellum and Gongronella butleri, T6: RF + 8 kg/tree of MOF with Trichoderma sp.. The results showed that amendment of MOF improved soil aggregate stability. The application of MOF with Gongronella butleri indicated the highest stable aggregate (94,62) and total soil microorganism (4,0. 106 CFU/g dry matter). Amount of C-labile and N-labile of three treatments NT3, NT4 and NT5 were improved and the difference was significant in comparison with two treatments of inorganic fertilizer application (NT1 and NT2). The MOF amendment increased Trichoderma spp. and total soil microbial population, as well as controlled decrease of Fusarium spp. density in soil (1,3. 103 CFU/g dry matter).

Từ khoá / Keywords

Độ bền của đất
C-labile
N-labiel
phân hữu cơ vi sinh
Gongronella butleri
Trichoderma asperellum
Citrus
aggregate stability
microbial organic fertilizer
soil microbial population
Gongronella butleri