• ẢNH HƯỞNG CỦA GIẢM LƯỢNG THỨC ĂN LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG VÀ HẬU ẤU TRÙNG TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ BIOFLOC VÀ KHÔNG BIOFLOC

ẢNH HƯỞNG CỦA GIẢM LƯỢNG THỨC ĂN LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG VÀ HẬU ẤU TRÙNG TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ BIOFLOC VÀ KHÔNG BIOFLOC

Xem các bài khác
Số trang của bài
101-109
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

ẢNH HƯỞNG CỦA GIẢM LƯỢNG THỨC ĂN LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG VÀ HẬU ẤU TRÙNG TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ BIOFLOC VÀ KHÔNG BIOFLOC

Tên tác giả
Trần Ngọc Hải , Phạm Minh Truyền , Nguyễn Văn Hòa , Châu Tài Tảo
Category
Monthly Journal
Title

Effects of feed reduction on growth and survival rate of larvae postlarvae stages of giant freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii) applied biofloc and without biofloc technology

Author
Tran Ngoc Hai , Pham Minh Truyen , Nguyen Van Hoa and Chau Tai Tao
Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm giảm lượng thức ăn thích hợp cho tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm càng xanh. Thí nghiệm gồm 8 nghiệm thức là (1) Cho ăn bình thường, không tạo biofloc; (2) Giảm 20% lượng thức ăn, không tạo biofloc, (3) Giảm 40% lượng thức ăn, không tạo biofloc (4) Giảm 60% lượng thức ăn, không tạo biofloc (5) Cho ăn bình thường có tạo biofloc, (6) Giảm 20% lượng thức ăn, có tạo biofloc (7) Giảm 40% lượng thức ăn, có tạo biofloc, và (8) Giảm 60% lượng thức ăn, có tạo biofloc. Bể ương ấu trùng có thể tích 250 lít, mật độ ương 60 con/L, độ mặn 12‰. Kết quả nghiên cứu cho thấy PL-15 ở nghiệm thức giảm 20% lượng thức ăn, có tạo biofloc tăng trưởng về chiều dài (11,0 ± 0,7 mm) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với nghiệm thức cho ăn bình thường không tạo biofloc, nhưng tỷ lệ sống (48,0 ± 3,3 %) và năng suất (28.801 ± 1.989 con/m3 ) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) so với nghiệm thức cho ăn bình thường không tạo biofloc. Vì vậy có thể kết luận rằng, giảm 20% lượng thức ăn trong ương ấu trùng tôm càng xanh bằng công nghệ biofloc là tốt nhất để giúp tối ưu chi phí sản xuất.

Abstract

This study is aimed to determine appropriate reducing feed amount for growth, survival and biomass of giant freshwater prawn at larva and postlarva stages. The experiment was randomly designed with 8 treatments: (1) Normal feeding, no biofloc; (2) reduced 20% of feed amount, no biofloc, (3) reduced 40% of feed amount, no biofloc (4) reduced 60% of feed amount, no biofloc (5) Normal feeding, biofloc, (6) reduced 20% of feed amount, biofloc (7) reduced 40% of feed amount, biofloc, and (8) reduced 60% of feed amount, biofloc. The larvae were stocked in 250 liters, at 60 ind./L of stocking density and 12‰ of salinity. The results showed that PL-15 in the treatment reduced 20% of feed amount, biofloc growth performance (11.0 ± 0.7 mm in length) was statistically different (p < 0.05) compared to the treatment normal feeding, no biofloc, but survival rate (48.0 ± 3.3 %) and biomass (28,801 ± 1,989 PL/m3 ) was not statistically different (p > 0.05) compared to the treatment normal feeding, no biofloc. Therefore, the present study suggests that giant freshwater prawn larviculture applied biofloc technology and reduced 20% of feed amount could help to optimize production costs

Từ khoá / Keywords

Ấu trùng tôm càng xanh
biofloc
giảm lượng thức ăn
biofloc
reducing feed amount
larval of giant freshwater prawn