• ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ CHIM VÂY VÀNG (Trachinotus blochii) GIAI ĐOẠN CÁ HƯƠNG LÊN GIỐNG

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ CHIM VÂY VÀNG (Trachinotus blochii) GIAI ĐOẠN CÁ HƯƠNG LÊN GIỐNG

Xem các bài khác
Số trang của bài
118-125
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ CHIM VÂY VÀNG (Trachinotus blochii) GIAI ĐOẠN CÁ HƯƠNG LÊN GIỐNG

Tên tác giả
Trần Ngọc Hải , LýVăn Khánh, Trần Nguyễn Duy Khoa và Lê Quốc Việt
Category
Monthly Journal
Title

Effects of salinity on growth performance of early juveniles of Snubnose pompano (Trachinotus blochii)

Author
Tran Ngoc Hai, LyVan Khanh, Tran Nguyen Duy Khoa and Le Quoc Viet
Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định độ mặn thích hợp để ương cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) từ giai đoạn cá hương lên cá giống. Thí nghiệm gồm 7 nghiệm thức với các độ mặn khác nhau (0, 5, 10, 15, 20, 25, 30 và 35‰), được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Cá 21 ngày tuổi (khối lượng 0,029 ± 0,018 g, chiều dài 11,1 ± 2,17 mm, chiều cao thân 4,03 ± 0,99 mm) được bố trí trong bể có thể tích 100 L/bể và mật độ ương 1 con/lít. Cá được cho ăn theo nhu cầu bằng thức ăn công nghiệp hàm lượng đạm 55%. Kết quả sau 30 ngày ương, cá ương ở độ mặn 10 - 35‰ không có khác biệt về tăng trưởng (DWG và SGRW; DLG và SGRL, DHG và SGRH, p > 0,05) nhưng tăng trưởng tốt hơn đáng kể so với cá ương ở 5‰ (p < 0,05). Tỷ lệ sống cá ương ở 15 - 35‰ đạt cao nhất (91,1 - 98,9%), khác biệt đáng kể so với 5‰ (17%) (p < 0,05).

Abstract

This study aimed to determine the appropriate salinity for early juvenile Snubnose pompano (Trachinotus blochii). The experiment included 7 treatments with different salinities (0.5, 10, 15, 20, 25, 30 and 35‰), arranged in a completely randomized design with 3 replications. The fish juveniles at 21 days after hatching (initial weight, body length and body depth were 0.029 ± 0.018 g, 11.1 ± 2.17 mm, and 4.03 ± 0.99 mm, respectively) were stocked in 100L tanks at 1 ind./L of stocking density. The juveniles were fed on demand with commercial feed containing 55% of protein. After 30 days of rearing at 10 - 35‰ salinity, the difference in fish growth performance was not significant (DWG and SGRW; DLG and SGRL, DHG and SGRH, p > 0.05), but significantly higher compared to 5‰ treatment (p < 0.05). The highest survival of fish was observed from 15 to 35 ppt (91.1 - 98.9%), and was statistically higher than 5‰ (17%) (p < 0.05).

Từ khoá / Keywords

Cá chim vây vàng
độ mặn
tăng trưởng
Snubnose pompano
Salinity
growth performance