• ẢNH HƯỞNG CỦA CAO CHIẾT LÁ CHÙM NGÂY LÊN TỶ LỆ SỐNG VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

ẢNH HƯỞNG CỦA CAO CHIẾT LÁ CHÙM NGÂY LÊN TỶ LỆ SỐNG VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Xem các bài khác
Số trang của bài
138-143
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

ẢNH HƯỞNG CỦA CAO CHIẾT LÁ CHÙM NGÂY LÊN TỶ LỆ SỐNG VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Tên tác giả
Nguyễn Thị Hồng Nhi, Nguyễn Thị Trúc Linh, Phan Thị Thanh Trúc
Category
Monthly Journal
Title

Effects of moringa leaf extracts on the survival rate and the resistant ability to acute hepatopancreatic necrosis disease on white leg shrimp

Author
Nguyen Thi Hong Nhi, Nguyen Thi Truc Linh, Phan Thi Thanh Truc
Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tỷ lệ sống và khả năng kháng bệnh của cao chiết lá chùm ngây đối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Thí nghiệm được tiến hành với 5 nghiệm thức bố trí trong hệ thống bể kính, chứa 30 lít nước có độ mặn 15‰, 30 con tôm/bể với kích cỡ tôm 1g/con. Kết quả cho thấy cao chiết lá chùm ngây kháng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus với đường kính vòng vô khuẩn 15 - 16 mm, nồng độ ức chế tối thiểu (MIC = 20.000 mg/L), nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC = 40.000 mg/L). Ngoài ra thí nghiệm khả năng kháng bệnh Vibrio parahaemolyticus của cao chiết lá chùm ngây cho ở nghiệm thức bổ sung 1MIC và 2MIC vào thức ăn thì tỷ lệ sống tôm đạt 65,6%   và 66,7% cao hơn so với nghiệm thức (đối chứng dương) không bổ sung cao chiết chùm ngây (32,2%). Tuy nhiên, nghiệm thức bổ sung 3MIC vào thức ăn cho tôm thì tỷ lệ sống của tôm chỉ đạt 43,3%. Kết quả cho thấy cho ăn 1MIC và 2MIC cao chiết lá chùm ngây làm tăng tỷ lệ sống của tôm trong điều kiện có cảm nhiễm AHPND.

Abstract

The study was carried to evaluate the survival rate and the resistance of moringa leaf extracts to Vibrio parahaemolyticus causing acute hepatopancreatic necrosis disease (AHPND) in whiteleg shrimp (Litopenaeus vannamei). The experiments were conducted with 5 treatments arranged in glass tank system, each contains 30 L of 15‰ seawater, 30 shrimps with the size of 1g/shrimp for each glass tank. The results showed that the extracts of moringa leaves resisted Vibrio parahaemolyticus with the inhibition zone from 15-16 mm, minimum inhibitory concentration (MIC = 20,000 mg/L), minimum bactericidal concentration (MBC = 40,000 mg/L). In addition, the experiment of resistance to Vibrio parahaemolyticus of moringa leaf extracts showed that the treatments supplemented with 1MIC and 2MIC had the survival rate of shrimp as 65.6% and 66.7%, respectively and was higher than the treatment (positive control) without supplementation of moringa leaf extracts (32.2 %). However, the treatments of 3MIC supplement to shrimp feed, the survival rate of shrimp was only 43.3%. The results suggested that feeding 1MIC and 2MIC concentrations increased the survival rate of shrimp under AHPND-infected conditions.

Từ khoá / Keywords

Tôm thẻ chân trắng
vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus
bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPND
cao chiết lá chùm ngây
White leg shrimp
Vibrio parahaemolyticus
acute hepatopancreatic necrosis disease AHPND
moringa leaf extracts