• ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUỒN CACBON LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG TRONG ƯƠNG ẤU TRÙNG TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) BẰNG CÔNG NGHỆ BIOFLOC

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUỒN CACBON LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG TRONG ƯƠNG ẤU TRÙNG TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) BẰNG CÔNG NGHỆ BIOFLOC

Xem các bài khác
Số trang của bài
117-123
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUỒN CACBON LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG TRONG ƯƠNG ẤU TRÙNG TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) BẰNG CÔNG NGHỆ BIOFLOC

Tên tác giả
Lê Thanh Nghị, Phạm Minh Truyền, Châu Tài Tảo, Nguyễn Văn Hòa, Trần Ngọc Hải
Category
Monthly Journal
Title

Effects of carbon sources on growth performance and survival rate of larval rearing of the freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii) by biofloc technology

Author
Le Thanh Nghi, Pham Minh Truyen, Chau Tai Tao, Nguyen Van Hoa, Tran Ngoc Hai
Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định nguồn cacbon thích hợp cho tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm càng xanh. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức bổ sung các nguồn cacbon lần lượt là (i) nghiệm thức đối chứng (không bổ sung cacbon); (ii) bột gạo, (iii) cám gạo và (iv) đường cát, mật độ ương 60 con/L. Bể ương có thể tích 500 lít, độ mặn 12‰. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 35 ngày ương, các chỉ tiêu môi trường, biofloc và các chỉ tiêu vi sinh nằm trong khoảng thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt. Tôm PL-15 ở nghiệm thức bổ sung đường cát có tăng trưởng về chiều dài (11,7 ± 0,3 mm), tỷ lệ sống (59,3 ± 8,7 %) và năng suất (35.573 ± 5.219 con/m3) cao nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Vì vậy có thể kết luận rằng, bổ sung đường cát trong ương ấu trùng tôm càng xanh bằng công nghệ biofloc cho kết quả tốt nhất.

Abstract

This study aimed to identify suitable carbon sources for the growth and survival of larva and postlarva of giant freshwater prawn nursed in tanks with biofloc technology. The experiment was conducted with four treatments: (i) no carbon supplement (control), (ii) carbon supplement from rice flour (iii) carbon supplement from rice bran, and (iv) carbon supplement from sugar. Each treatment was triplicated. The experimental tank was 500 liters in volume. Stocking density was 60 larvae/liter and water salinity was 12‰. The result showed that after 35 days rearing the environmental parameters, bacterial density, bioflocs during the rearing of the treatments were in a suitable range for shrimp growth and development. The sugar treatment the body length of PL-15 (11.7 ± 0.3 mm), survival rate (59.3 ± 8.7%) and productivity (35,573 ± 5,219 postlarva/m3) was the highest and significantly different (p < 0.05) compared to the other treatments. This study showed that the sugar was the most suitable carbon source for nursing giant freshwater prawn larvae in biofloc systems.

Từ khoá / Keywords

Ấu trùng tôm càng xanh
biofloc
nguồn cacbon
tăng trưởng
tỷ lệ sống
biofloc
freshwater prawn larvae
Macrobrachium rosenbergii
carbon sources
survival