Sản lượng lúa châu Phi tăng cao nhờ học hỏi kinh nghiệm từ Việt Nam

Việt Nam đạt thành tựu đáng kinh ngạc về sản xuất lúa gạo và đã chia sẻ với các nước châu Phi, giúp sản lượng lúa châu Phi tăng lên đến 10 tấn/ha.

Trong khuôn khổ Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, chiều 12/12 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) và Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) đồng tổ chức hội thảo đối thoại chính sách Việt Nam - Châu Phi: Hợp tác Nam - Nam hỗ trợ chuyển đổi hệ thống lương thực.

Image removed.

Các chuyên gia tham dự hội thảo chiều ngày 12/12 tại Hậu Giang

Tại sự kiện này, các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp đến từ FAO, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế và Tổ chức Sáng kiến Tăng trưởng Châu Á (Grow Asia) đã trình bày về cơ chế thúc đẩy sự hợp tác về khoa học công nghệ phù hợp với điều kiện của châu Phi; tăng cường kết nối chuỗi giá trị nông sản thực phẩm Nam - Nam; thúc đẩy hợp tác Nam - Nam cho thương mại lúa gạo và an ninh lương thực toàn cầu; hợp tác kỹ thuật giữa Việt Nam và các nước châu Phi trong nỗ lực chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm và chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy phát triển lúa gạo bền vững trong hợp tác Nam -Nam từ dự án “Các trung tâm đổi mới sáng tạo xanh- GIC”.

Theo ông Aziz Arya - Chuyên viên phụ trách hợp tác Nam - Nam và Văn phòng FAO khu vực châu Á - Thái Bình Dương, FAO đã có những kinh nghiệm đáng kể trong việc thực hiện Hợp tác Nam - Nam (SSC). Cụ thể, trong hơn 20 năm, FAO đã phối hợp với hơn 20 quốc gia, cử 3.000 chuyên gia đến hơn 60 quốc gia trao đổi kỹ thuật. Hơn nửa số chuyên gia đó đến từ Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu đã giới thiệu hàng trăm giống cây trồng mới, trình diễn hàng trăm công nghệ mới, góp phần quan trọng vào phát triển bền vững tại châu Á.

Điều đáng chú ý, chuyên viên FAO đã đề cao trách nhiệm của Việt Nam. Theo đó Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật thông qua chuyên gia và kỹ thuật viên dài hạn cho 12 nước châu Phi. Nhiều ví dụ thành công đã được ghi nhận ở Senegal, Chad và Namibia. Kết quả rõ ràng khi sản lượng lúa ở Senegal đã tăng lên đến 10 tấn/ha, đó là thành tựu quan trọng được thúc đẩy bởi mô hình hợp tác Nam - Nam.

Bổ sung thêm về nhận định này, ông Oemar Idoe - Phó Giám đốc GIZ tại Việt Nam nói rằng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc về sản xuất lúa gạo, có những những kinh nghiệm lớn về lĩnh vực này có thể chia sẻ với các quốc gia khác, đặc biệt là các nước châu Phi trong quan hệ hợp tác Nam - Nam.

“Đây là sự cần thiết cần bởi vai trò của Việt Nam là một quốc gia có thế mạnh về sản xuất lúa gạo; các nước châu Phi học hỏi được nhiều từ những chia sẻ của Việt Nam trong các mối quan hệ, hợp tác về phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững, giảm thiểu khí thải, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh lương thực”- ông Oemar Idoe nhận định.

Hợp tác Nam - Nam (SSC) là khái niệm quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển bền vững tại châu Á. Đây là nền tảng sự trao đổi cởi mở, mở rộng giải pháp phát triển, kiến thức, kinh nghiệm, chính sách, công nghệ và bí quyết giữa các quốc gia và tổ chức ở phía Nam bán cầu. Đối với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, SSC là sự bổ sung cho cơ chế hợp tác Bắc - Nam (giữa nước phát triển và đang phát triển).

Để triển khai SSC, FAO cho biết cần xây dựng thể chế chuyên môn linh hoạt, điều chỉnh phù hợp với ưu tiên của các quốc gia. Việc hướng dẫn đồng bộ kỹ thuật từ cấp Trung ương đến địa phương đóng vai trò quan trọng cho hợp tác thành công. Và cán bộ khuyến nông, khi tới làm việc, trình diễn công nghệ trực tiếp, sẽ giúp các hộ nông dân giúp họ hiểu hơn các loại máy móc. Điều này giúp kéo gần khoảng cách về kỹ năng công nghệ, giúp nông dân bớt bỡ ngỡ, đảm bảo các ý tưởng tân tiến được áp dụng trên đồng ruộng.

Ngọc Thùy

Nguồn
https://congthuong.vn/

Tin liên quan