• XÂY DỰNG CÁC HÀNH ĐỘNG CHO KẾ HOẠCH THÍCH ỨNG QUỐC GIA VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (NAP) TRONG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT

XÂY DỰNG CÁC HÀNH ĐỘNG CHO KẾ HOẠCH THÍCH ỨNG QUỐC GIA VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (NAP) TRONG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT

Xem các bài khác
Số trang của bài
131-137
Bài toàn văn
Chuyên mục
Tạp chí thường kỳ
Tên bài

XÂY DỰNG CÁC HÀNH ĐỘNG CHO KẾ HOẠCH THÍCH ỨNG QUỐC GIA VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (NAP) TRONG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT
 

Tên tác giả
Trần Văn Thể, Bùi Thị Phương Loan, Bùi Mỹ Bình
Category
Monthly Journal
Title

Developing actions for national climate change adaptive plan (NAP) in crop production
 

Author
Tran Van The, Bui Thi Phuong Loan, Bui My Binh
Tóm tắt

Th–ực hiện –Thỏa thuận Paris, Việt Nam cần phải xây dựng kế hoạch thực hiện đóng góp do quốc gia tự xác định (NDCs), trong đó nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng với thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) và giảm phát thải khí nhà kính. Nghiên cứu này đã tiến hành đánh giá tổn thương do BĐKH đối với 706 huyện thuộc 63 tỉnh với 5 cây trồng chính để đề xuất các hành động cho thích ứng với BĐKH. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng 51,16% huyện có mức độ tổn thương trung bình đối với trồng trọt; 48,84% có mức độ tổn thương trung bình cao (mức 0,4 đến 0,6). Chỉ số tổn thương bình quân là 0,395, với khoảng tổn thương từ 0,204 đến 0,549, trong đó vùng Bắc Trung Bộ là vùng có mức độ tổn thương với trồng trọt cao nhất (0,446), tiếp đến là vùng miền núi Tây Bắc (0,418), Đồng bằng sông Cửu Long - ĐBSCL (0,412), vùng Tây Nguyên (0,403), vùng Đông Nam Bộ (0,398), vùng Nam Trung Bộ (0,390), vùng Đồng bằng sông Hồng - ĐBSH (0,363) và vùng miền núi Đông Bắc (0,351). Các biện pháp thích ứng gồm canh tác lúa cải tiến (SRI), canh tác ngô đậu tổng hợp (IMB), trồng bưởi theo VietGAP (VGP), canh tác tổng hợp cà phê (ICoM) và canh tác tổng hợp sắn và lạc (ICP), ngoài nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH còn mang lại thu nhập cao hơn đối chứng từ 1,85 đến 7,81 lần. Nghiên cứu đã đề xuất được 8 hành động chính sách chung và 11 hành động thích ứng cụ thể cho kế hoạch thích ứng quốc gia (NAP) đối với lĩnh vực trồng trọt.
 

Abstract

To implement Paris Agreement, Vietnam is requested to develop action plan for national determined contributions (NDCs) in which, agriculture plays important role in both climate adaptation and mitigation. Th–e study conducted the climate change vulnerability in 706 districts of 63 provinces for 5 key crops (rice, maize, cassava, sugarcane, and
coffee, fruits) to recommend actions for national adaptive plan (NAP). –The result indicated that 51.16% of districts was moderate vulnerable, 48.84% of districts with vulnerable (varied from 0.4 to 0.6). Th–e average vulnerable index was 0.395 in range of 0.204 to 0.549. –The North Coastal region was the highest climate change vulnerable (0.446); then northern west mountainous region (0.418), the Mekong River Delta region (0.412), Central Highland (0.403), Southeast region (0.398), South Coastal region (0.390), the Red River Delta region (0.363) and Northeast Mountainous region (0.351). Th–e adaptive measures compose of rice intensification (SRI), integrated maize and bean (IMB), VietGAP pomelo (VGP), integrated coffee management (ICoM) and intercropping cassava and peanut (ICP) besides the enhancing adaptive capacity brought higher net incomes to farmers by 1.85 đến 7.81 times. –The study recommended 8 actions of general supportive policy and 11 adaptive measures for national climate change plan (NAP) in crop production.

 

Từ khoá / Keywords

Biến đổi khí hậu
kế hoạch thích ứng
tổn thương
trồng trọt
Climate change
vulnerability
crop production
national adaptive plan