ỨNG DỤNG THIẾT BỊ BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI TRÍCH XUẤT ĐẶC TÍNH CẤU TRÚC CÂY ĂN QUẢ TẠI TỈNH SƠN LA
ỨNG DỤNG THIẾT BỊ BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI TRÍCH XUẤT ĐẶC TÍNH CẤU TRÚC CÂY ĂN QUẢ TẠI TỈNH SƠN LA
Using Unmanned Aerial Vehicle for extracting fruit tree structural properties in Son La province
Các thông số về cấu trúc vườn trồng như vị trí, chiều cao và đặc điểm phân bố cây trồng đóng vai trò quan trọng trong quản lý và chăm sóc vườn cây ăn quả. Bài báo này trình bày phương pháp và đánh giá kết quả ứng dụng thiết bị bay không người lái (Unmanned Aerial Vehicle - UAV) trong xác định các thông số về cấu trúc vườn trồng, thực hiện tại một vùng trồng nhãn chuyên canh có diện tích 9,1 ha trên địa bàn huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Kết quả cho thấy vị trí cây trồng được xác định một cách tự động từ dữ liệu ảnh UAV với độ chính xác 92,1%, kết quả tính toán chiều cao cây có tương quan chặt chẽ với số liệu đo đạc thực tế (R2 = 0,95). Tổng số 3.032 cây nhãn được xác định tại khu vực nghiên cứu với mật độ trung bình 333 cây/ha, khoảng cách trung bình giữa các cây khoảng 4,1 m, và chiều cao cây trung bình đạt 2,6 m. Phương pháp trình bày trong bài báo này có thể được áp dụng đối với các loại cây trồng khác tại các địa phương khác.
Structural properties of fruit trees including tree location, height and spatial distribution play an important role in orchard monitoring and management. This paper presents and evaluates an approach for automatically extracting fruit tree structural properties from Unmanned Aerial Vehicle (UAV) imagery, demonstrated in a longan farm, with an area of 9.1 ha, located in Song Ma district, Son La province. The results indicated that tree locations were automatically determined from the UAV imagery with an overall accuracy of 92.1% and the derived tree heights had a strong correlation with observed data (R2 = 0.95). A total of 3,032 longan trees were identified in the study area with an average density of 333 trees per ha, an average distance between trees of 4.1 m, and an average tree height of 2.6 m. The method presented in this paper can be applied to other tree crops in other regions.