ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DNDC TÍNH TOÁN PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG CANH TÁC LÚA NƯỚC TRÊN ĐẤT PHÙ SA, ĐẤT MẶN VÙNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DNDC TÍNH TOÁN PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG CANH TÁC LÚA NƯỚC TRÊN ĐẤT PHÙ SA, ĐẤT MẶN VÙNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH
Application of DNDC model for simulating Green House Gas emission from lowland rice field on fluvisols and salic fluvisols in Nam Dinh province
Nghiên cứu này trình bày kết quả sử dụng mô hình Denitrification- Decomposition (DNDC) để tính toán, dự báo phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa nước trên đất phù sa, đất mặn tại Nam Định. Nghiên cứu cho thấy, mô hình được hiệu chỉnh với kết quả mô phỏng tương ứng với số liệu tính toán và điều tra trên thực địa. Kết quả tính toán cho thấy, đối với đất phù sa tại Thịnh Long lượng phát thải CH4 từ 413 kgC/ha/vụ đến 901 kgC/ha/vụ, lượng phát thải N2 O từ 0,491 kgN/ha/vụ đến 1,02 kgN/ha/vụ; Đối với đất mặn tại Rạng Đông lượng phát thải CH4 từ 435 kgC/ha/vụ đến 857 kgC/ha/vụ, lượng phát thải N2 O từ 0,453 kgN/ha/vụ đến 0,904 kgN/ha/vụ. Sử dụng than sinh học ở các công thức bón phân khác nhau có thể giảm từ 3-9 tấn CO2 -e/ha/vụ. Do vậy, trong canh tác lúa nước nên sử dụng toàn bộ hoặc một phần than sinh học để vừa đảm bảo năng suất vừa đạt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính.
DNDC model was evaluated for its ability to simulate gas emission from lowland rice field on fluvisols and salic fluvisols in Nam Dinh province. Model was calibrated by measured data from field experiment with different treatment of farming and organic material application. Calibrated results showed the well agreement between simulated and measured data. Model parameters were therefore calibrated to be closed with the field condition in Nam Dinh. Research results showed that for Fluvisols in Thinh Long emission rate of methane were from 413 kgC/ ha/season to 901 kgC/ha/season, nitrous oxide were from 0,491 kgN/ha/season to 1,02 kgN/ha/season; For Salic Fluvisols in Rang Dong emission rate of methane were from 435 kgC/ha/season to 857 kgC/ha/season, nitrous oxide were from 0,453 kgN/ha/season to 0,904 kgN/ha/season. Using biochar in fertilizer treatments could reduce 3-9 tons CO2 -e/ha/season. Therefore, we recommend to use all or partly recommended biochar in order to obtain not only rice yield but also approaching GHG emission reduction target.